Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Ngành Nông nghiệp
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) hiện nay nhiệt độ trái đất tăng bình quân hàng năm là 0,5 độ C, mà theo các nhà khoa học cho biết nếu nhiệt độ tăng 1 độ C thì sản lượng lương thực sẽ giảm đi tương đương 10%. @ nguontinviet.com
I. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
- FAO cũng cho rằng Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa của cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra; trong đó Bạc Liêu là 1 trong 3 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Trong thời gian không xa một diện tích đất nông nghiệp khá lớn sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển dâng.
- FAO cũng cho rằng Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa của cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra; trong đó Bạc Liêu là 1 trong 3 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Trong thời gian không xa một diện tích đất nông nghiệp khá lớn sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển dâng.
- Biến đổi khí hậu hàng ngày, hàng giờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nó đã thể hiện ngay trước mắt chúng ta, như hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh một số Quận ngoại thành nước triều dâng đã gây ngập úng cục bộ nhiều vùng dân cư gây nhiều khó khăn cho người dân, chẳng khác nào sống trong vùng lũ lụt. Hiện tượng El Nino đã làm cho các tỉnh Miền Bắc bị hạn hán kéo dài, miền Nam và Tây nguyên mùa khô đến sớm và không có mưa nghịch mùa như những năm trước, mùa mưa đến chậm hơn 1 tháng và lượng mưa phân phối không đều giữa các vùng làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển kém, dịch bệnh nhiều hơn. Nhiều loại hoa chỉ nở về mùa hè nay do nhiệt độ cao lại nở rực rỡ ngay đầu xuân như Bằng Lăng, Phượng Hồng, Hoàng Hậu, Diệp vàng…
- Có lẽ biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến an ninh lương thực, do dân số tăng nhanh, trong khi một diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giảm đi do: đô thị hóa, nhà ở nông thôn tăng, công nghiệp phát triển chiếm khá lớn đất và lớn nhất là một diện tích đất trồng lúa sẽ bị nhấn chìm do nước biển dâng cao.
II. Giải pháp đồng bộ ứng phó biến đổi khí hậu
1. Giải pháp về thủy lợi
Thấy được hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ làm dâng cao mực nước hàng năm giải pháp đầu tiên về thủy lợi phải được gia cố, tu sửa hoặc đào đắp. Chính phủ đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển và hệ thống cống ngăn mặn ven theo bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Hà Tiên, hệ thống cống đập ngăn mặn nội đồng thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi nước mặn. Thành lập và củng cố Ban điều tiết nước của Khu vực và của các tỉnh để điều tiết việc đóng mở các cống liên huyện, liên tỉnh để vừa đảm bảo có đủ nước mặn cho nuôi trồng thủy sản, lại không ảnh hưởng đến vùng ngọt đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được an toàn. Xây dựng các đê bao khép kín để bảo vệ các khu dân cư, các vùng trồng cây ăn trái, trồng rau màu không những chống xâm nhập mặn mà còn phòng tránh lũ, lụt…
1. Giải pháp về thủy lợi
Thấy được hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ làm dâng cao mực nước hàng năm giải pháp đầu tiên về thủy lợi phải được gia cố, tu sửa hoặc đào đắp. Chính phủ đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển và hệ thống cống ngăn mặn ven theo bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Hà Tiên, hệ thống cống đập ngăn mặn nội đồng thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi nước mặn. Thành lập và củng cố Ban điều tiết nước của Khu vực và của các tỉnh để điều tiết việc đóng mở các cống liên huyện, liên tỉnh để vừa đảm bảo có đủ nước mặn cho nuôi trồng thủy sản, lại không ảnh hưởng đến vùng ngọt đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được an toàn. Xây dựng các đê bao khép kín để bảo vệ các khu dân cư, các vùng trồng cây ăn trái, trồng rau màu không những chống xâm nhập mặn mà còn phòng tránh lũ, lụt…
2. Giải pháp qui hoạch giữ đất trồng lúa
Hiện nay dự thảo Nghị định quản lý đất trồng lúa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ Tướng Chính phủ sắp được ban hành.Tuy nhiên những năm gần đây Chính phủ cũng như các địa phương đã có một số chính sách giữ đất trồng lúa bởi vì: an ninh lương thực do chủ yếu 2 yếu tố quyết định là Dân số + Đất trồng lúa. Nếu diện tích đất trồng lúa và năng suất, sản lượng lương thực như hiện nay mà tốc độ tăng dân số không giảm thì tương lai không xa nước ta không còn gạo dư thừa để xuất khẩu. Giữ đất trồng lúa trước hết là kiên quyết không sử dụng đất trồng lúa để làm khu công nghiệp hay sân Golf mà nên sử dụng vùng đất cát bạc màu, hay dùng đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả cho mục đích này. Đồng thời có chính sách để người trồng lúa có lợi nhuận trên 30% như chỉ đạo của Chính phủ và làm giàu bằng nghề sản xuất lúa thì người trồng lúa sẽ giữ được đất lúa.
Hiện nay dự thảo Nghị định quản lý đất trồng lúa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ Tướng Chính phủ sắp được ban hành.Tuy nhiên những năm gần đây Chính phủ cũng như các địa phương đã có một số chính sách giữ đất trồng lúa bởi vì: an ninh lương thực do chủ yếu 2 yếu tố quyết định là Dân số + Đất trồng lúa. Nếu diện tích đất trồng lúa và năng suất, sản lượng lương thực như hiện nay mà tốc độ tăng dân số không giảm thì tương lai không xa nước ta không còn gạo dư thừa để xuất khẩu. Giữ đất trồng lúa trước hết là kiên quyết không sử dụng đất trồng lúa để làm khu công nghiệp hay sân Golf mà nên sử dụng vùng đất cát bạc màu, hay dùng đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả cho mục đích này. Đồng thời có chính sách để người trồng lúa có lợi nhuận trên 30% như chỉ đạo của Chính phủ và làm giàu bằng nghề sản xuất lúa thì người trồng lúa sẽ giữ được đất lúa.
3. Giải pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi
Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, có sức đề kháng sâu bệnh cao; kể cả cây trồng biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi hay cây công nghiệp ngắn ngày như: Đậu tương, ngô, bông vải. Lai tạo, gây giống vật nuôi có khả năng chịu nóng, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, những giống thủy sản chịu mặn, những giống vật nuôi sử dụng thức ăn là phế phụ phẩm thủy hải sản hay phế phụ phẩm từ lương thực để không cạnh tranh lương thực với con người như: động vật ăn cỏ, ăn rơm như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, đà điểu; những loài thủy cầm và những loài động vật hoang dã như: rùa, ba ba, cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, nhím. Xây dựng và chuyển giao những cây lương thực có củ như khoai môn, khoai mỡ, khoai chuối , khoai mì…
Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, có sức đề kháng sâu bệnh cao; kể cả cây trồng biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi hay cây công nghiệp ngắn ngày như: Đậu tương, ngô, bông vải. Lai tạo, gây giống vật nuôi có khả năng chịu nóng, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, những giống thủy sản chịu mặn, những giống vật nuôi sử dụng thức ăn là phế phụ phẩm thủy hải sản hay phế phụ phẩm từ lương thực để không cạnh tranh lương thực với con người như: động vật ăn cỏ, ăn rơm như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, đà điểu; những loài thủy cầm và những loài động vật hoang dã như: rùa, ba ba, cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, nhím. Xây dựng và chuyển giao những cây lương thực có củ như khoai môn, khoai mỡ, khoai chuối , khoai mì…
4. Giải pháp về mùa vụ
Đối với lúa giảm diện tích vụ Xuân Hè (hay còn gọi là Hè Thu sớm) vì đây là vụ lúa dễ lưu truyền mầm mống sâu bệnh cho vụ Hè Thu. Chuyển đổi những cây sử dụng nhiều nước qua trồng các cây trồng cạn, sử dụng ít nước và có khả năng chịu hạn hay chịu ngập úng.
Đối với lúa giảm diện tích vụ Xuân Hè (hay còn gọi là Hè Thu sớm) vì đây là vụ lúa dễ lưu truyền mầm mống sâu bệnh cho vụ Hè Thu. Chuyển đổi những cây sử dụng nhiều nước qua trồng các cây trồng cạn, sử dụng ít nước và có khả năng chịu hạn hay chịu ngập úng.
5. Giải pháp về kỹ thuật
- Ngoài việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu như trên, các quy trình kỹ thuật cũng cần phải được thay đổi hay cải tiến, hoàn thiện nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình sản xuất. Chẳng hạn qui trình tưới nước tiết kiệm đối với cây trồng, qui trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, qui trình tiết kiệm điện năng trong sưởi ấm gia súc, gia cầm non; tiết kiệm nước trong vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; tận dụng phần gia súc, gia cầm để tạo khí sinh học làm chất đốt hay chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ lại chăn nuôi. Chuyển nuôi thủy sản trong ao, vuông sang dạng nuôi lồng bè hay đăng quần để thích ứng với nước biển dâng cao… Nghiên cứu trồng các cây rau, màu trên bờ líp vuông tôm (trong mùa mưa) để làm thức ăn chăn nuôi. Mở rộng, hoàn thiện mô hình Lúa – Tôm sú, Lúa – Tôm càng xanh; đa dạng hóa các loài thủy sản. Nghiên cứu trồng các cây chịu mặn, cây thủy sinh trong vuông tôm như cây Lăn Tượng (Hến biển) để vừa cải tạo môi trường vuông nuôi tôm, vừa có thêm nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ. Nghiên cứu chế biến rơm, rạ, Lăn Tượng, thân cây bắp, thân lá các cây họ đậu bằng cách nghiền nhỏ, đóng bánh dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong mùa khô thiếu cỏ…
- Ngoài việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu như trên, các quy trình kỹ thuật cũng cần phải được thay đổi hay cải tiến, hoàn thiện nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình sản xuất. Chẳng hạn qui trình tưới nước tiết kiệm đối với cây trồng, qui trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, qui trình tiết kiệm điện năng trong sưởi ấm gia súc, gia cầm non; tiết kiệm nước trong vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; tận dụng phần gia súc, gia cầm để tạo khí sinh học làm chất đốt hay chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ lại chăn nuôi. Chuyển nuôi thủy sản trong ao, vuông sang dạng nuôi lồng bè hay đăng quần để thích ứng với nước biển dâng cao… Nghiên cứu trồng các cây rau, màu trên bờ líp vuông tôm (trong mùa mưa) để làm thức ăn chăn nuôi. Mở rộng, hoàn thiện mô hình Lúa – Tôm sú, Lúa – Tôm càng xanh; đa dạng hóa các loài thủy sản. Nghiên cứu trồng các cây chịu mặn, cây thủy sinh trong vuông tôm như cây Lăn Tượng (Hến biển) để vừa cải tạo môi trường vuông nuôi tôm, vừa có thêm nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ. Nghiên cứu chế biến rơm, rạ, Lăn Tượng, thân cây bắp, thân lá các cây họ đậu bằng cách nghiền nhỏ, đóng bánh dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong mùa khô thiếu cỏ…
- Như vậy có thể nói biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra vô vàn hiểm họa, tuy nhiên nếu chúng ta với khoa học kỹ thuật hiện đại và sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân thì các hậu quả xấu do biến đổi khí hậu gây ra sẽ được khống chế và giảm thiểu rủi ro một cách có ý nghĩa và cuộc sống của chúng ta vẫn được bình yên.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Ngành Nông nghiệp by TS Nguyễn Xuân Khoa – TTKNKN Bạc Liêu.
Đăng ký: Bài đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét