Tin tức nông nghiệp

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Đồng Tháp: Quýt hồng bạc triệu rục rịch chờ mùa Tết - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Do thời tiết thất thường nên có khoảng 40% nhà vườn gặp khó khi “điều khiển” cây quýt ra trái đúng vào dịp tết Giáp Ngọ. Cũng chính vì lí do này, giá quýt hồng chưng tết đã “rục rịch” tăng từ 100.000 – 300.000 đồng/chậu, tuy nhiên mặt hàng này vẫn hút khách.


Mỗi cây quýt khi đưa vào chậu cho từ 30 - 70 trái và có giá bán từ 700.000 - 3.000.000 đồng/ chậu

Mỗi cây quýt khi đưa vào chậu cho từ 30 – 70 trái và có giá bán từ 700.000 – 3.000.000 đồng/ chậu



Theo ông Lưu Văn Ràng (xã Vĩnh Thới, H.Lai Vung, Đồng Tháp), chủ nhà vườn đầu tiên ở Đồng Tháp đưa quýt hồng vào chậu, xử lí cho cây quýt ra trái đúng vào dịp tết, phục vụ nhu cầu chưng tết của người dân, cho biết năm nay thời tiết không thuận lợi nên có khoảng 40% nhà vườn gặp khó trong việc xử lí thành công cho quýt ra trái đúng dịp tết Giáp Ngọ.

Mỗi cây quýt khi đưa vào chậu cho từ 30 – 70 trái và có giá bán từ 700.000 – 3.000.000 đồng/ chậu

Mỗi cây quýt khi đưa vào chậu cho từ 30 – 70 trái và có giá bán từ 700.000 – 3.000.000 đồng/ chậu

Theo ông Ràng và một số hộ trồng quýt theo mô hình này cho biết, trung bình mỗi chậu quýt cho từ 30 – 70 trái và như giá bán năm rồi, mỗi chậu có giá từ 700.000 – 3.000.000 đồng/chậu (tuỳ theo hình dáng và số trái trên cây quýt có giá khác nhau). Riêng năm nay, thương lái biết khan hàng nên chấp nhận tăng giá cho bà con từ 100.000 – 300.000 đồng/chậu và đã có 50% số chậu quýt đã được đặt cọc.


Được biết, quýt hồng là một trái cây đặc sản của huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) và được trồng nhiều ở các xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước, Vĩnh Thới,… với tổng diện tích trên 1.300ha.


Khi bán, quýt hồng được chia thành 3 loại (loại đặc biệt, I, II) và bán theo đơn vị kílogam. Như năm rồi, giá bán loại đặc biệt 27.000 đ/kg, loại I đạt 22.000 – 23.000, loại II đạt 14.000-16.000,… với mức giá này trung bình 1ha quýt hồng nông dân thu nhập khoảng 170 – 200 triệu đồng.

Nguyễn Hành/Báo Dân Trí






Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Gạo được giá thì nông dân hết lúa - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Việt Nam vừa trúng thầu xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang Philippines với giá theo như hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tiết lộ là “khá tốt”. Sau hợp đồng này, doanh nghiệp phải tính toán, cân đối kỹ lưỡng mới có đủ nguồn hàng giao cho đối tác…


Thu gom lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thu gom lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.



Có trong tay hợp đồng “khủng”, nhưng những thông tin về nguồn gạo còn lại đến thời điểm này để đáp ứng cho xuất khẩu lại khiến doanh nghiệp không thể không lo lắng. Theo quy định của gói thầu nói trên, lịch giao hàng sẽ thực hiện làm nhiều đợt. Trước ngày 15.12, doanh nghiệp phải giao khoảng 20.000 – 30.000 tấn tới kho dự trữ của Philippines để triển khai cứu trợ tới các vùng bị bão Haiyan. Đợt hai ấn định từ ngày 15 – 31.12, thêm khoảng 120.000 tấn. Tổng cộng trong tháng này doanh nghiệp phải giao đủ 120.000 – 150.000 tấn gạo giúp Chính phủ Philippines cứu trợ khẩn cấp hơn 4 triệu người dân đang thiếu đói. Số còn lại, theo quy định sẽ được giao đến hết quý 1/2014.


Hết gạo…


Sáng 28.11, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA cho biết, ngay sau khi trúng thầu, hiệp hội xác định đây không còn là việc mua bán gạo thương mại thông thường mà mang ý nghĩa nhân đạo nên đã triển khai cấp bách, huy động tổng lực nguồn gạo từ các doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu giao đủ gạo theo yêu cầu của phía bạn.


Dù giá gạo trúng thầu khá tốt, nhưng ông Phong cũng thừa nhận xu hướng giá gạo nội địa đang tăng khá mạnh, giá thành gạo 5% hiện vào khoảng 414 USD/tấn, tương đương 8.750 đồng/kg nên cũng phần nào gây khó khăn, cản trở tiến độ giao hàng. Một lý do khác cũng khiến doanh nghiệp lo lắng đó là nguồn gạo nội địa không còn nhiều, tồn kho thấp, muốn giao hàng đúng tiến độ phải cân đối, tính toán hợp lý mới có thể thực hiện được hết các hợp đồng đã ký. Còn không khéo, dễ dẫn đến nguy cơ gây sốt giá lúa gạo nội địa.


Giá lúa vụ 3 loại tốt ở một số địa phương như An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng đang thu hoạch dao động từ 5.500 – 6.000 đồng/kg lúa khô. Thực tế là mặc dù giá tăng nhưng hầu hết nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không còn lúa để bán.


May mắn


VFA cho biết lượng gạo xuất khẩu dự kiến 6,6 – 6,7 triệu tấn của năm nay được xác định dựa trên số liệu xuất chính ngạch, nếu cộng thêm hơn 1,5 triệu tấn bán tiểu ngạch sang Trung Quốc không khai báo hải quan thì năm nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 8 triệu tấn. Con số này cũng phù hợp với thực tế nguồn gạo trong nước đang có dấu hiệu cạn kiện như phân tích trên.


Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay giảm 5% so với năm ngoái, tỷ lệ giảm cũng được coi là thấp hơn khá nhiều so với Thái Lan. Năm ngoái, gạo 5% tấm của Thái có giá trung bình 545 USD, năm nay chỉ còn trên dưới 400 USD/tấn, giảm hơn 26% và hiện tại còn 385 USD. Nói như vậy để thấy, dù thế giới khủng hoảng thừa lương thực, giá xuống thấp, các nước phải cạnh tranh quyết liệt trong xuất khẩu, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ được ở mức đảm bảo nông dân có lời. Năm 2013, mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng trong ba vụ đông xuân, hè thu, vụ mùa, nông dân đều bán được giá lúa khô không dưới 5.000 đồng/kg. Ngoài ra, đến thời điểm này cũng có thể đánh giá năm nay Việt Nam đạt mục tiêu tiêu thụ hết lúa hàng hoá cho nông dân…


Năm 2013, nhờ vào lợi thế cạnh tranh so với gạo Thái Lan, doanh nghiệp đã lấy được thị phần của doanh nghiệp Thái ở phân khúc gạo thơm ở một số thị trường như Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc… nên mới xuất khẩu được hơn 800.000 tấn với giá cao, chiếm 14% tổng lượng gạo xuất khẩu và tăng 64% so với năm ngoái. Lượng gạo này đã góp phần đáng kể trong việc giữ giá gạo không giảm sâu (chỉ giảm 5%).


Phải hiểu thị trường


Tuy nhiên, đánh giá về thị trường xuất khẩu năm tới, các chuyên gia lương thực cho rằng “cơ hội may mắn” ở thị trường Trung Quốc sẽ khó có thể lặp lại thêm một lần nữa. Trong cả năm 2013, Trung Quốc mua của Việt Nam khoảng 3,5 triệu tấn gạo, có 2 triệu tấn mua chính ngạch. Hiện nay gạo vẫn đi qua cửa khẩu sang Trung Quốc. Có thể từ tháng 2 năm sau, Trung Quốc có nhu cầu mua gạo chính ngạch để bổ sung dự trữ quốc gia, nhưng thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro nên ông Trương Thanh Phong cho rằng, việc xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Quốc trong năm tới không chỉ dừng lại ở mục tiêu bán được bao nhiêu gạo mà phải tìm hiểu xem nhu cầu thị trường này cần chủng loại nào, chất lượng gạo của mình có vấn đề gì không, có hợp với khẩu vị của họ không?


“Làm kỹ càng như vậy thì chúng ta mới chủ động được trong đàm phán, còn không thì cứ bị động hoài!”, ông Phong nói. Hơn nữa, Thái Lan cũng đã có động thái giảm giá để đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc.


Hoàng Bảy/Báo SGTT






Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.





Đăng ký: Bài đăng

Kỹ thuật nuôi Chích Chòe Than (Đất) – Chích Chòe Lửa

kythuatnuoitrong.com @ nguontinviet.com

Kỹ thuật nuôi chích chòe Than – Chích chòe Đất

Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ngoài đồng cỏ, bụi cây, thường kiếm ăn và làm tổ trên mặt đất, trong bụi sát mặt đất nên có tên gọi chích chòe đất. Loài này có nhiều ở miền Đông và Tây Nam bộ. Tên khoa học: Saxicola caprata, tên tiếng Anh: Pied Bushchat.


1. Cách lựa chim

- Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.



- Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.


- Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.


2. Cho ăn

- Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.


- Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.


- Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.



3. Chim nói gió

Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.


4. Tập tắm

- Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.


- Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.


- Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.


5. Trưởng thành

Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.


6. Dợt chim

Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.


7. Chim “có lửa – căng lửa”

Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới..

Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình


*****************


Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa


- Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa là loại chim đá rất hăng.


- Thức ăn và chăm sóc: Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.



- Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.


- Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.


- Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.


- Một con chòe lửa đẹp cần hội tụ 4 yếu tố “Dáng, Thanh, Sắc, Bộ”:

+ Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng …..



+ Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) …..

+ Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt ….

+ Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục….


Kỹ thuật nuôi chích chòe Than – Chích chòe Đất. Nguồn: CLB Sinh Vật Cảnh.




Đăng ký: Bài đăng

Cách nhận biết Chào Mào trống – mái

kythuatnuoitrong.com @ nguontinviet.com

Cách nhận biết Chào Mào trống – mái



1. Cách nhận biết trống – mái

- Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống.




- Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6 – 9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3 – 4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit’ tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3 – 4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn ,trường hợp này rất chi là hiếm.


2. Cách chọn chim về nuôi

- Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm.



- Về mũ: tuy mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm. Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.



Cách nhận biết chào mào trống – mái by Sưu tầm | Cach nhan biet chao mao trong – mai



Đăng ký: Bài đăng

Kỹ thuật nuôi cá Dĩa

kythuatnuoitrong.com @ nguontinviet.com

I. Đặc điểm sinh học

1.1 Phân bố, sinh thái

- Sông Amazon (Nam Mỹ) là nơi sản sinh nhiều loài cá đẹp nhiều cá quý, cá đẹp và cá lạ: Cá đuối gai độc, cá Rồng, cá Hải Tượng, … và cả cá Đĩa.


- Cá sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 – 6,5 và ở điều kiện nhiệt độ từ 28 – 32 độ C


1.2 Hình thái


- Cá đĩa có thân hình trơn láng. Cá đĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá đĩa Hoang và cá đĩa thuần chủng.


- Cá trưởng thành có kích thước từ 15cm đến 20cm, thân hình có dạng tròn như chiếc đĩa, rất dẹp, miệng nhỏ, mang nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên.


1.3 Phân loại

- Cá đĩa hoang thì có 4 dòng chính

+ Đĩa Heckle.



+ Đĩa nâu (brown discus).



+ Đĩa xanh Dương (blue discus).



+ Đĩa xanh lá (green discus).



- Các loài cá đĩa còn lại điều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành. Giống thông thường của dòng cá lai tại dược gọi là cá đĩa bông xanh (turquoise). Hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (snow white hoặc albino white).


1.4 Dinh dưỡng

Cá đĩa không kén ăn. Thức ăn của cá đĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Tuy nhiên cá đĩa là tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống tốt khi môi trường nước nuôi gần giống môi trường nước cá sông ngoài tự nhiên. Người ta dựa vào những tiêu chuẩn này để làm bể nuôi cá đĩa cho thật phù hợp để cá sống mạnh khỏe.


II. Sinh sản

Có sự khác biệt giữa nuôi cá để ngắm chơi và nuôi sinh sản (ss) về kích thước hồ, nơi đặt hồ, độ PH, …

2.1 Hồ sinh sản

- Kích thước hồ: từ 30 – 40 x 50 x 60cm (cao, rộng, dài).


- Mực nước trong hồ: Tuỳ theo kích thước cá nhưng thường thì khoảng 30cm.- Ánh sáng: Sáng mờ mờ (khi cá đã đẻ thuần thục, ĐK này không còn cần thiết).


- Âm thanh: Tránh gây tiếng động trong suốt quá trình cá đẻ đến khi tách bầy.


- Nhiệt độ: Nắng gió phương nam không quan tâm đến yếu tố này (khoảng 28 – 30 độ C là cá đẻ tốt).

- pH từ 6,0 đến 6,4 (nếu cá đẻ lần đầu hoặc không chịu đẻ thì tiến hành nâng pH lên 6,6 – 7 và tăng ánh sáng để cá sung lại).


- Không sử dụng máy lọc.


- Thổi khí nhẹ đến vừa phải (nếu sử dụng lọc sinh học sẽ tốt hơn).


- Đặt giá thể làm nơi khi cá để.


2.2 Cá sinh sản



- Phải là cặp cá tròn, đẹp, dáng chuẩn được nuôi trên 10 tháng. Việc xác định trống mái với các bạn mới chơi là một vấn đề nan giải, không thể diễn đạt trọn vẹn. Sau một thời gian, khi cá bắt đầu bắt cặp (bắt đầu sinh sản_sinh sản lần đầu) thì việc xác định cá trống mái với độ chính xác từ 85% đến 90%. Tạm thời bây giờ hãy chấp nhận cách cổ điển như sau:

+ Cho 7 – 8 cá có ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi vào hồ nuôi chung.

+ Cho một giá thể (Máng đẻ) vào hồ.

+ Quan sát thấy cặp cá nào quấn lấy giá thể, đánh đuổi những cá khác, làm vệ sinh giá thể, thậm chí đẻ luôn trên giá thể thì bắt cặp đó cho vào hồ ss đã chuẩn bị trước phần trên.

+ Bổ sung cá khác vào nếu còn.


- Thông thường cá dĩa có thể đẻ sau 10 tháng tuổi nhưng thành thục phải từ tháng thứ 9 trở đi. Vì vậy trong thời gian này bạn có nôn nóng cũng không làm được gì.


- Khi cá trống đang dọn ổ đẻ trong điều kiện môi trường nêu trên, có thể 3 giờ sau sẽ đẻ.


2.3 Chăm sóc cá sinh sản

Trong giai đoạn này ta không can thiệp được bất cứ việc gì ngoài việc chờ và chăm sóc như sau:

- Thay nước: 1-2 ngày lần với lượng nước thay ra 10% đến 20% lần. Cá thường đẻ vào khoảng 16 giờ đến 22 giờ . Tránh thay nước vào khoảng thời gian này- PH ổn định từ 6

- 6,5 Tùy cá tơ hay già.


- Cho ăn: ngày 1-2 lần (sáng, chiều) với lượng thức ăn rất ít chủ yếu là chất lượng, (Tim bò + Vitamin + Tảo + chất kết dính).


- Với PH dưới 6,5 cá ăn rất ít, thậm chí không ăn tránh cho ăn thừa làm hư nước, thối trứng. Nếu thuận lợi 1 đến 2 ngày cặp cá sẽ đẻ.


2.4 Chăm sóc và bảo quản trứng

- Cá đẻ sau 1 giờ dùng Blu methylen phun lên trứng để ngừa mốc, thối hoặc mình dùng formol nồng độ 35% với lượng 2cc/100 lít nước vừa ngừa mốc thối cho trứng vừa ngừa nấm cho cá bố mẹ. (Nếu giữ được nước sạch thì không cần dùng hóa chất để bảo quản trứng).


- Sau 36 giờ từ khi đẻ, trứng cá sẽ đổi màu:

+ Từ màu trắng trong sang màu trắng đục: Xong !!! Trứng hư, thối, do nhiều nguyên nhân:Trứng không thụ tinh do cá còn quá non, do nước dơ làm thối trứng,….

+ Từ màu trắng trong sang màu đen: cho thấy bước đầu đã thành công, trứng đã thụ tinh đang dần thành con. Tiếp tục sau 75 giờ hoặc hơn nữa tùy vào thời tiết nóng lạnh sẽ thấy cá con que quẩy trên giá thể.


- Đối với các cặp cá ăn trứng cần dùng lưới bao tổ trứng lại. Cần theo dõi quan sát khi thấy trứng đã nở hết nhẹ nhàng tháo lưới bao ra.





- Mốt số điều cần lưu ý: mọi thao tác trong khu vực ss đều thật nhẹ nhàng từ thay nước, cho ăn, bao trứng, tháo bao trứng,…. nếu không cái giá trả thật đắt là cá giật mình có thể quay lại ăn hết con.


- Sau khi tháo bao trứng những khả năng xảy ra:

+ Một hoặc cả 2 con bố mẹ ăn hết con: Xong, kết thúc chờ đẻ đợt khác. Nếu trong các lần đẻ sau cá vẫn ăn hết trúng zậy LÀ XONG, CHẤM HẾT, KẾT THÚC MỌI VIỆC. + Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ vẫn quanh quẩn bên giá thể mà không làm gì. Có hy vọng nhưng không cao số lượng cá con trở thành cá bột không quá 60%. Hy vọng những lần đẻ sau sẽ cải thiện được.

+ Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại: Thành công tốt đẹp. Chuẩn bị tinh thần nuôi bột.

+ Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại thật nhỏ như hạt đậu: Thành công mỹ mãn_trên cả tuyệt vời “Hàng hiếm mà ai cũng muốn có khi nuôi cá sinh sản”. Chuẩn bị tinh thần nuôi cá bột với số lượng trên 90%.



- Đối vói các cặp cá vẫn không giữ trứng khi tháo bao lưới nên tách cặp cá ra ghép với cá khác sẽ tốt hơn. Nếu cặp cá không giữ trứng là cặp cá ma ta “ƯNG Ý” nhất không muốn tách cặp vẫn còn biện pháp cuối: “NUÔI VÚ”.


III. Cá bột

Là giai đoạn cá con bắt đầu bám cá bố mẹ đến khi tách bầy khoảng 12 – 15 ngày tuổi, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng cá bố mẹ.



3.1 Chăm sóc

Chăm sóc gián tiếp thông qua cá bố mẹ, cá bố mẹ chăm đàn con, chúng ta chăm lại nó. Đây là giai đoạn khó khăn nhất nhưng chúng ta không can thiệp được gì, đôi lúc nhìn đàn con chết hàng loạt mà thấy nao lòng. Nguyên nhân cá bột chết thường không xác định được bởi chúng quá nhỏ không khám nghiệm được, chỉ phỏng đoán: do cá bố mẹ không tiết sửa, cá con chết vì đói hoặc do hồ nước có vấn đề,…

Tuy vậy, mình cũng phải “góp sức” với cá bố mẹ bằng những bước sau:


- Xem lại thổi khí trong hồ, cần thiết thì tăng lên chút ít.


- 1 đến 2 ngày đầu khi cá bột rời giá thể: không nên thay nước hồ cá, cho cá bố mẹ ăn rất ít hoặc không cho ăn để tránh hư nước. Nếu đàn con không bám cá bố mẹ, hạ mức nước trong hồ xuống còn cách vây trên của cá khoảng 10cm. Tránh mọi dòm ngó, xăm xoi, xem chừng, …vì đây là những việc làm vô ích, đôi khi sẽ có tác hại.


- Ngày thử 3 đến ngày thứ 5 nếu đàn con đã bám theo cá bố mẹ: Thay nước 10% mỗi ngày.

+ Mọi thao tác trong khu vực cá đẻ đều phải nhẹ nhàng, từ tốn.

+ Tăng cường lượng thức ăn cho cá bố mẹ ở mức độ vừa phải (hai lần trong ngày, khoảng đầu ngón tay cho mỗi lần/mỗi con). Cho atermia mới nở cho cá con ăn, đừng nhiều quá hư nước, chết cá.


- Từ ngày thứ 6 trở đi tiếp tục cho cá bột ăn atermia vài lần trong ngày, nếu bầy con chịu ăn atremia sau 2 ngày, chúng ta có thể tách bầy khi cần thiết. Nhưng tốt nhất vẫn sau 10 ngày tuổi.


- Cũng có cách khác là trong thời gian tử ngày thứ 6 trở đi cho cá bố mẹ ăn trùng chỉ để cá bột “ăn ké” sau 10 ngày ta tách bầy.


- Lưu ý:

+ Không thay hoặc thay nước rất ít trong ngày thứ 1 đến ngày thứ 3.

+ Ngày thứ 3 hoặc hơn nữa mới thay nước với lượng nước 5% -10% cho lần thay đầu rồi tăng dần ở những lần sau nhưng không vượt quá 20%.

+ Chất lượng nước thay vào hồ phải tương đồng về PH, nhiệt độ.


3.2 Tách bầy cá bột

- Thời gian tách cá bột nuôi riêng phụ thuộc vào tay nghề của người chăm sóc cá. Nếu tay nghề “CỨNG” có thể tách cá nuôi riêng sau 7 – 10 ngày tuổi (tách càng sớm cá bố mẹ sẽ sớm đẻ). Nếu mới cho đẻ 1 -2 lần nên để cá 2 tuần hãy tách bầy (đợi khi đã có nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng cá con, cá bố mẹ).



- Có thể dùng vợt lưới để vớt cá bột ra nhưng với cách này cá dễ bị xây xát cả cá bố mẹ lẫn cá bột.


- Dùng ống nhựa trong mềm đường kính khoảng 14-16 mm gắn thêm ở đầu ống nhựa cứng khoảng 20 mm, tổng độ dài dụng cụ tự chế này khoảng 2m – 3m. Cách này tránh được xây xát. Cho đầu có gắn ống nhựa cứng vào hồ hút cá bột ra xô, chậu. Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt. bạn cứ tiếp tục cho đến khi hết cá bột trong hồ mới thôi. Vì nếu gián đoạn trong thời gian tử 15 phút trở lên có thể cá bố mẹ “giận” quay sang ăn hết đàn con còn lại.


- Đem xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi. Từ lúc này hoặc vài ngày nữa chúng sẽ thành cá hương. ta sẽ bàn về cá hương sau, bây giờ quay lại chăm sóc cá bố mẹ.


3.3 Chăm sóc cá bố mẹ sau khi tách bầy

Đây là việc làm cần thiết: với cá là để tái sản xuất.

- Nếu cá đã nuôi con 2 lần liên tục ta nên cho cá vào hồ tập thể nghỉ ngơi (hồ lớn chứa từ 10 đến 15 con) tăng pH lên trong khoảng từ 6,5 – 7,0, thay nước ngày 1 lần với lượng nước thay ra từ 60% -80%. Sử dụng lọc, thổi khí hơi mạnh, thức ăn cho cá là tim bò đã chế biến, thịt bò xắt hạt lựu, lăng quăng, ròng ròng,… ngày 2 đến 3 lần; khoảng 20 – 25 ngày cá sẽ có dấu hiệu muốn sinh sản.


- Nếu cá mới nuôi con 1 lần ta vệ sinh hồ sạch sẽ với lượng nước thay ra khoảng 60% -80% sau khi tách bầy. Thực hiện lại phần “chăm sóc cá sinh sản” nêu trên khoảng từ 5 -10 ngày cá sẽ đẻ lại.


VI. Chăm sóc cá hương

Cá hương, cá bột là danh từ để chỉ độ tuổi của cá: cá bột với độ tuổi từ 3 – 15 ngày tuổi, chưa hoàn toàn sống độc lập được; cá hương là cá sau khoảng thời trên, hoàn toàn có thể tự sống được mà không cần đến bố mẹ. Việc chăm sóc được thực hiện như sau:

- Không cho ăn, không thay nước trong ngày đầu tiên cho ra hồ. (Có thể cho ăn sau 2-3 giờ tách bầy nhưng phải thay nước).


- Nếu cho ra cá bột trước 10 ngày tuổi tiếp tục cho ăn atermia, vài ngày sau đó mới cho ăn trùng chỉ, nếu cho ra cá bột sau 10 cho ăn trực tiếp trùng chỉ.


- Thay nước 2 lần trong ngày; từ 20% lần đầu tăng dần lên cũng không quá 40%(thay nước khi thấy dơ trong 10 ngày đầu tiên tách bầy, nước vào nhỏ giọt 5 – 10 lít/ giờ)


- pH nước 6,8 – 7,5;


- Thức ăn trùng chỉ 3 – 8 lần trong ngày.


- Mực nước trong hồ từ 8 – 15cm;


- Thổi khí nhẹ, không sử dụng lọc;

Giai đoạn này lo lắng cho đàn con tuy giảm nhưng nguy cơ vẫn còn: do shock nước, do nước dơ, do thời tiết thay đổi, …làm cá vẫn có thể chết.


- Lưu ý:

+ Trong suốt quá trình nuôi ở bất cứ giai đoạn nào cũng ngừng cho ăn trước và sau thay nước 1 giờ. Phòng bệnh hơn trị bệnh

+ Nếu mọi chuyện êm xuôi, ta kết thúc giai đoạn cá hương chuyển sang cá bé


V. Chăm sóc cá bé



- Mật độ 100 – 150 con / hồ 30 x 50 x 120.


- Thay nước 1 lần trong ngày từ 60 – 80%


- PH 6,8 – 7,5;


- Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 4 – 6 lần.


- Mực nước trong hồ từ 20 – 25cm.


- Thổi khí vừa phải.


- Sử dụng lọc lọai 8 – 12Wat, 8 – 10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút).


- Giai đoạn này cá hầu như không bị bệnh ngoài những yếu tố chủ quan do ta gây ra như để nước dơ cá bị nấm, cho ăn nhiều sinh sình bụng, nhiễm trùng đường ruột.


- Thuốc trị cơ bản:

+ Nấm: có bán tại các tiệm cá cảnh; cephalêxin, Tetra vàng của nhật.

+ Sình bụng: ngưng cho ăn tăng nhiệt lên 30 – 32 độ C (2 – 3 ngày);

+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 500 có bán tại các tiệm thuốc tây (4-6viên/100lít nước).


- Lưu ý:

+ Giảm hoặc ngưng cho ăn trong những ngày thời tiết thay đổi mưa bão, lạnh.

+ Loại bỏ những con khuyết tật như thiếu vây, hở mang …

+ Sau 30 – 45 ngày phân lọai hoặc vớt bớt số lượng cá trong hồ ra vì chúng đã lớn mật độ như vậy không còn đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.


VI. Chăm sóc cá lớn

Giai đoạn này chăm sóc và phòng trị bệnh vẫn như giai đọan cá bé, ngoài một ít thay đổi như sau:

- Mật độ 50-70 con / hồ 40 x 50 x 120.


- Thay nước 1 lần trong ngày; từ 80% – 100%.


- PH 6,8 – 7,2;


- Thức ăn: trùng chỉ + Tim bò, ngày 3 lần.


- Mực nước trong hồ 35cm;


- Thổi khí vừa, có thể mạnh;


- Sử dụng lọc lọai 8 – 12Wat, 8 -10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút).


- Từ giai đọan này trở đi ta đã có những cá thể hoàn chỉnh, đẹp. Việc chăm sóc ngày càng đơn giản hơn: giảm dần mật độ cá trong hồ, giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày. Vẫn duy trì việc thay 100% nước mỗi ngày.


Kỹ thuật nuôi cá dĩa, Cá cảnh Việt Nam.




Đăng ký: Bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Đại gia Hàn “săn” thực phẩm Việt - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Với mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động tại châu Á, các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm của Hàn Quốc đang “săn” nguồn cung ứng nguyên liệu tại thị trường Việt Nam.


Tháng 9/2013, Tập đoàn CJ Hàn Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Ninh Thuận về phát triển vùng chuyên canh trồng ớt tại địa phương này. Kế hoạch triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn I, CJ sẽ trồng thử nghiệm trên diện tích 1 ha trong vòng 1 năm (tháng 9/2013 – 9/2014) để đánh giá năng suất và chất lượng ớt.















Các tập đoàn thực phẩm hàng đầu Hàn Quốc đang “săn” nguồn cung ứng nguyên liệu tại thị trường Việt Nam
Các tập đoàn thực phẩm hàng đầu Hàn Quốc đang “săn” nguồn cung ứng nguyên liệu tại thị trường Việt Nam

Căn cứ vào kết quả đó, hai bên sẽ thương thảo để thực hiện trồng đại trà trong vòng 10 năm (2014 – 2024) hoặc dài hơn trên diện tích đất dự kiến 500 – 600 ha và cần khoảng 3.000 nông dân tham gia canh tác, đáp ứng nguồn nguyên liệu khoảng 3.000 tấn ớt khô/năm (khoảng 12.000 tấn ớt tươi).


Dự kiến, khi nguồn nguyên liệu ớt tại địa phương ổn định, CJ sẽ xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói các sản phẩm từ ớt khô và các loại nước sốt gia vị tại đây.


Trước mắt, các chuyên gia của CJ sẽ cung cấp giống ớt, chuyển giao công nghệ trồng trọt cho nông dân, cam kết thu mua lại toàn bộ sản lượng ớt thu hoạch theo giá mua thỏa thuận với nông dân.


Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử, ông Lee Ho Yeon, chuyên gia thu mua của Công ty CJ CheilJdang (thuộc Tập đoàn CJ) cho hay: “Trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi đánh giá rất cao thị trường Việt Nam. Trước đây, quốc gia quan trọng nhất trong chiến lược thu mua nguyên liệu của chúng tôi là Nhật Bản, nhưng giờ là Việt Nam. Việc hợp tác với tỉnh Ninh Thuận chỉ là một trong những hoạt động nổi bật của chúng tôi tại thị trường Việt Nam. Sang năm 2014, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động cụ thể khác nữa. Bên cạnh sản phẩm ớt, CJ cũng đang thử sản phẩm cải thảo, vì đây là hai nguyên liệu không thể thiếu để làm món kim chi quen thuộc của người dân Hàn Quốc”.


Theo ông Lee Ho Yeon, việc lựa chọn đối tác cung ứng thực phẩm Việt Nam không liên quan tới quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mà là họ có đáp ứng được cam kết của quy trình nghiêm ngặt hay không.


“Chúng tôi rất coi trọng hai yếu tố, đó là quy trình sản xuất sản phẩm và quá trình giao hàng – kiểm tra chất lượng hàng hóa”, ông Lee Ho Yeon cho biết.


Bên cạnh CJ, nhà bán lẻ Emart (cũng của Hàn Quốc) cũng không ngừng tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu cho các sản phẩm của mình, song song với xúc tiến mở đại siêu thị đầu tiên tại Việt Nam như đã dự kiến.


Hiện Emart đang thực hiện thẩm định, kiểm tra 2 mặt hàng là rau và tôm hùm của các doanh nghiệp Việt Nam.


Tuy nhiên, nhà bán lẻ này đang gặp một số khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung ứng, như tiêu chuẩn nhà máy sản xuất ở Việt Nam còn thấp và yếu về thiết kế bao bì.


Theo ông Lee Chang Hun, phụ trách thu mua hàng nông sản – thực phẩm của Emart, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao quy chuẩn nhà máy sản xuất như các tiêu chuẩn chất lượng chung mà thế giới công nhận và cần thiết kế lại vỏ bao bì để truyền tải hết thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng và đối tác nhập khẩu.


Cũng theo ông Lee Chang Hun, tỷ lệ sản phẩm cà phê G7, một số đồ da dụng đang được bán trong chuỗi siêu thị Emart hiện mới chỉ chiếm 2%, còn rau củ quả thì chưa có nhiều. Trong khi đó, tỷ lệ bán hàng online của Emart vào thị trường Việt Nam đạt trị giá khoảng 700 triệu won/năm và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.


Liên quan đến kế hoạch mở siêu thị Emart đầu tiên tại Việt Nam, ông Lee Chang Hun không nói cụ thể, song cho biết, Liên doanh giữa Emart và U&I đang nỗ lực tìm kiếm một đối tác tại TP.HCM và Hà Nội để mở siêu thị này.


Không chỉ các đại gia của Hàn Quốc ráo riết tìm kiếm nguồn cung thực phẩm tại Việt Nam, mà Hiệp hội Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) cho biết, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước này cũng đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác xuất khẩu hàng hóa và hợp tác thương mại tại Việt Nam.


Lý giải động thái này của các doanh nghiệp Hàn Quốc, ông Hae Moon Chung, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc cho biết, đang có một xu hướng dịch chuyển mạnh giữa các quốc gia trong khu vực châu Á, đặc biệt giữa các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Myanmar, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp sửa ra đời (năm 2015).


“Doanh nghiệp Hàn Quốc cần phải nhanh chóng đạt được những thỏa thuận, những cam kết chắc chắn về nguồn cung thực phẩm nông, thủy, hải sản tại Việt Nam để đón đầu triển vọng phát triển kinh tế ở khu vực này từ sau năm 2015”, ông Hae Moon Chung nói.


Anh Hoa/Theo baodautu.vn






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Chàng trai 8X nuôi dế Thái - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Từ bỏ chuyên ngành điện tử sau nhiều năm theo đuổi, anh Trần Quốc Trí ở An Giang xây trại nuôi dế sau khi nhận thấy đây mới là công việc mình thật sự đam mê.


Anh Trần Quốc Trí ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang có dịp theo người anh họ sang Thái Lan tìm hiểu mô hình nuôi dế. Sau khi trở về, do nuôi thử không thành công nên người anh này bán lại cho Trí một tô trứng dế Thái giá 100.000 đồng.


Nhận thấy chúng mang lại hiệu quả kinh tế, dễ nuôi, vòng đời phát triển nhanh hơn những con trong nước nên anh bắt đầu có ý định theo đuổi lâu dài. Dế đồng thường bay nhảy trong khi dế Thái không bay được nên việc quan sát và chăm sóc chúng tốt hơn. “Lúc trước, tôi bắt dế ngoài đồng nuôi thử nhưng mất khoảng 6 tháng chúng mới mọc cánh”, anh chia sẻ lý do chọn dế Thái.


Sau khi nghiên cứu kỹ các giống, cách hướng dẫn kỹ thuật nuôi từ bạn bè, những người nuôi trước đó và tham khảo trên diễn đàn, anh bỏ tô trứng dế vào thùng xốp rồi đậy kín nắp, khoảng một tuần nở ra con. Một tô trứng bình quân cho ra 1 kg dế non, tương đương 800-900 con. Cứ thế, anh tiếp tục nhân giống bằng cách lấy trứng gây nuôi lại.











de-dang-de-trung-O-4201-1384909456.jpg
Những con dế này đang đẻ trứng. Ảnh: Q.T

Nuôi dế Thái không cần diện tích nhiều, có thể tận dụng sân trước nhà hoặc khoảng đất trống, che chắn cẩn thận để tránh mưa hay nắng. Điều cần lưu ý là chỉ để dế vào thùng xốp trong hai tuần đầu, sau đó chuyển sang thùng nhựa dung tích khoảng 10-20 lít vì chúng phát triển rất nhanh. Nếu không thay đổi “chỗ ở” mới, chúng sẽ cắn thùng xốp chui ra ngoài.


Khi dế bắt đầu gáy là trưởng thành, anh Trí chọn những con to khỏe cho chúng giao phối với nhau, chuẩn bị những khay nhỏ bán kính khoảng 10 cm, để vào đó tro ẩm hoặc đất xốp cho dế bò vào đẻ. Sau một ngày lấy khay ra, dùng băng keo băng kín miệng thùng xốp lại, đúng 7 ngày mở ra và tới ngày thứ 8 sẽ thấy trứng dế nở rộ. Cứ một kg dế thì phải đặt một khay bằng nhựa, bề ngoài sần sùi để giúp dế dễ bám vào thực hiện chức năng sinh sản.


Khoảng 2 tuần đầu sau khi nở, chúng ăn lá rau muống đồng, sau đó có thể ăn trộn cám với thức ăn công nghiệp của gà, vịt xay nhuyễn. Cho chúng uống nước cũng là khâu quan trọng. Khi còn nhỏ, người nuôi phun nước lên cỏ để chúng hút hoặc lấy bông gòn thấm nước giắt cho khô. Hàng ngày thay nước để đảm bảo nước sạch, không nên đổ nước quá nhiều, dế dễ bị chết đuối. Tỷ lệ hao hụt số lượng dế có thể lên đến 50% nếu không kịp quan sát trong thời điểm dế lột xác vì có thể là nguồn thức ăn cho những con trưởng thành.


Anh Trí cho biết, dế Thái Lan được ưa chuộng vì kích thước to đồng đều, có thịt, béo hơn mà lại tăng trưởng nhanh. Nếu chăm sóc tốt thì khoảng 25-28 ngày đã mọc cánh, còn những con trong nước phải mất 4 tháng.











de-truong-thanh-1-thang-tuoi-O-8015-1384
Dế trưởng thành một tháng tuổi. Ảnh: Q.T

Cách đây 6 tháng, anh Trí xây trại nuôi dế với diện tích 1.000 m2, bao gồm 4 bồn xi măng để chứa dế và thuê 6 người phụ việc. Vốn đầu tư một năm nay khoảng 30 triệu đồng.


Mỗi tháng, cơ sở của anh cung ứng hơn 200 kg, thu về hơn 30 triệu đồng. Các quán nhậu ở An Giang, Kiên Giang, tiêu thụ 20-30 kg, còn lại xuất sang Thái. Hiện giá dế sữa anh bán trong nước là 220.000 đồng một kg và dế trưởng thành 200.000 đồng. Riêng thị trường Thái có giá bán rẻ hơn 50.000 đồng một kg để dễ cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.


Không chỉ nuôi dế để tăng giá trị kinh tế, chàng trai 26 tuổi còn biết cách chế biến những món ngon từ loài côn trùng này như chiên bột, rang muối, xào cay, kho tiêu… Theo anh, để món ăn ngon, giữ được độ béo ngọt của dế thì chỉ nên bảo quản chúng tối đa 1,5 tháng trong điều kiện giữ đông lạnh.


Trong quá trình nuôi, anh gặp không ít thất bại. Có lần, do không khoét lỗ nhỏ trên thùng xốp khiến dế bị chết ngạt vì thiếu ôxy. Thời gian đầu, anh cũng như kiểm soát tốt giai đoạn dế sữa lột xác nên chúng tự thịt lẫn nhau. “Đó đều là những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hiểu rõ hơn các đặc tính, giai đoạn phát triển của loài côn trùng này”, anh chia sẻ.


Niềm đam mê côn trùng cứ thế tăng dần và hiện tại anh đã không còn làm cho công ty điện tử ở An Giang. Tạm cất lại tấm bằng cao đẳng, anh dồn sức cho trại nuôi dế của mình. “Tôi có thể xem tài liệu và trò chuyện về chủ đề này hàng giờ mà không thấy ngán. Công việc mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị và còn tạo thu nhập ổn định hơn những ngày tháng làm công ăn lương trước đây”, anh nói.


Hiện anh gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung ứng dế tại Thái Lan, đôi lúc họ bán phá giá, anh đành phải bán huề vốn. Do đó, anh định xây thêm bồn để nuôi dế cơm, tập trung phân phối trong nước nhiều hơn và tìm kiếm đối tác có nhu cầu với loài côn trùng này ở TP HCM.


Mai Phương/Báo VnE






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Long đong ca cao Việt - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái… 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.












Ca cao trồng ở tỉnh Bến Tre

Ca cao trồng ở tỉnh Bến Tre. Ảnh: Cao Thanh





Không phải mới



Thời gian qua khá ồn ào về cây ca cao bị chặt bỏ khoảng 3.000ha, trong đó, Bến Tre, tỉnh trồng ca cao lớn nhất, 10.000ha, diện tích bị giảm khoảng 1.300ha. Do giá ca cao giảm xuống còn 30.000 đồng/kg so với trước đó 45.000 đồng/kg nên có người cho rằng, vì giá thấp nên nông dân chặt bỏ để trồng cây khác như bưởi da xanh. Nhưng theo Cục Trồng trọt, diện tích sụt giảm có nhiều nguyên nhân, hao hụt khi trồng như bao loại cây khác, không ít diện tích trồng trên vùng đất không phù hợp, như vùng nhiễm mặn ở Bến Tre và tất nhiên phần chính do giá giảm. Thế nhưng giá mua hiện nay đã tăng trở lại, lên hơn 50.000 đồng/kg.


So với các cây trồng khác, ca cao có số phận khá long đong khi không còn diện tích trống để trồng thuần, bị cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn trái, kể cả cây điều cạnh tranh gay gắt, chưa được nhìn nhận là cây trồng chính. Tiến sĩ Nguyễn Trung Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông quốc gia, Trưởng ban Điều phối Ca cao Việt Nam, cho rằng, thách thức của cây ca cao không nhỏ, không được ưu tiên vùng đất tốt so với cao su, điều, hồ tiêu… vì đi sau. Diện tích lại nhỏ lẻ, do mới nên vừa trồng vừa tìm hiểu, tập huấn quy trình kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa theo sát thực tế, người dân thiếu vốn đầu tư; nông dân cảm thấy thu nhập từ ca cao không hấp dẫn, nên càng thiếu sự chăm sóc đúng mức, con số này chiếm khoảng 50% diện tích. Theo khảo sát, những hộ làm tốt, sản xuất theo tiêu chuẩn của UTZ năng suất tăng 15%/năm, chất lượng cũng được nâng lên. Một hạn chế khác, khi giá giảm, việc minh bạch giá cho nông dân rất quan trọng. Đại lý mua thấp để trừ hao, làm chênh lệch càng lớn. Để hài hòa giữa người trồng với khâu trung gian và sơ chế phải được xác lập thông qua việc công khai giá của các nhà máy, để người trồng nắm bắt. Hệ thống thu mua chưa đều cũng là vấn đề cần khắc phục để giúp cây ca cao phát triển vững chắc. Theo chủ trương của Bộ NN-PTNT, cây ca cao trồng xen là chính, tập trung ở miền Tây và Đông Nam bộ, đặc biệt Tây Nguyên, với diện tích cà phê già cỗi.



Định vị hạt ca cao



Theo tỉnh Bến Tre, cây ca cao nếu được chăm sóc đúng sẽ cho thu nhập tương đương cây trồng chính. Vì vậy, tỉnh vẫn có niềm tin với “cây trồng mới” này. Tỉnh hỗ trợ 40% giá giống nhưng không trực tiếp, các hộ đăng ký trồng hoàn chỉnh khi nghiệm thu mới được hỗ trợ. Như vậy sẽ giúp ca cao phát triển tốt và vững chắc hơn. Việc khánh thành Nhà máy sơ chế Puratos Grand-Palace Việt Nam tại Bến Tre hy vọng giúp hoàn chỉnh hệ thống thu mua và giúp bà con yên tâm hơn. Việc cạnh tranh các cây trồng là điều không tránh khỏi. Đại sứ Bỉ tại Việt Nam cho rằng, để ca cao phát triển bền vững cần tạo thêm thu nhập cho nông dân, muốn vậy cần có sự nghiên cứu, đầu tư bài bản nhằm nâng cao giá trị gia tăng hạt ca cao, không xuất thô mà phải sơ chế. Đồng quan điểm này, ông Gricha Safarian, Tổng Giám đốc Puratos Grand-Palace Việt Nam cho rằng, nâng cao thu nhập cho người trồng có nhiều cách, ngoài giá mua hạt theo thị trường, nếu sản xuất theo chứng nhận UTZ giá cao hơn. Cùng là ca cao thô nhưng đạt nhiều chỉ tiêu, giá trị hạt sẽ tăng lên. Nếu ca cao thô có thêm xuất xứ hàng hóa sẽ giúp nâng cao giá trị hạt, đạt thêm chất lượng tốt, giá mua sẽ tăng. Nếu trồng có thêm chứng nhận về trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm môi trường giá càng tăng thêm. Đây là tiến trình mà Việt Nam nên hướng đến để giúp nâng cao thu nhập người nông dân. Cũng theo ông Gricha Safarian, chất lượng ca cao trồng các nước được phân chia theo từng thang bậc, thấp nhất là hạt ca cao Indonesia do không lên men, kế đến là ca cao lên men đại trà ở các nước như Ghana, Bờ Biển Ngà, Brazil và Việt Nam. Ca cao hương vị tốt như Ecuador, Venezuela, Dominique. Và ca cao hương vị hảo hạng như tại Trinidad, Madagascar. Việt Nam cần phải định vị và chuyển lên bậc ca cao có hương vị tốt nhằm có giá trị cao hơn. Phải có giải pháp phù hợp, đồng bộ cả về giống, kỹ thuật và tập huấn người trồng mới nâng cao thu nhập người trồng, qua đó cây ca cao có điều kiện phát triển bền vững.


CÔNG PHIÊN




Cơ hội ca cao Việt


Puratos Grand-Palace Việt Nam (vừa khánh thành nhà máy thu mua và lên men hạt ca cao đầu tiên ở Bến Tre) mới nhận giải thưởng ca cao tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Paris (Pháp). Giải thưởng này là một phần của chương trình ca cao xuất sắc (Cocoa of Excellence), tôn vinh tính đa dạng về hương vị ca cao toàn thế giới và bình chọn ca cao có chất lượng vượt trội trong quy trình lên men và phơi khô. Nguồn nguyên liệu đoạt giải thưởng này là từ những hạt ca cao Bến Tre. Có thể nói, đây là nỗ lực không ngừng của Puratos Grand-Palace Việt Nam trong việc nghiên cứu quá trình lên men và phơi hạt (từ năm 2009) nhằm tạo ra dòng chocolat mới có nguồn gốc hạt ca cao Việt Nam.


Theo ông Nguyễn Vĩnh Thành, Giám đốc ngành hàng ca cao thuộc Tập đoàn Cargill Việt Nam, khác với cà phê, việc sử dụng các sản phẩm từ hạt ca cao tập trung ở những nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nay nhu cầu này mở rộng đến các nước phát triển mới như Hàn Quốc, Brazil, Trung Đông… Riêng Trung Quốc, năm 2012 lần đầu tiên doanh số về chocolat đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm, nhưng nếu tính trên đầu người vẫn còn rất rất thấp so với các nước Âu – Mỹ. Điều này cho thấy, dư địa cho cây ca cao Việt Nam còn rất lớn và ngày càng rộng mở. Ở châu Á, Indonesia là nước trồng ca cao với diện tích khá lớn, nhưng do tập quán của nông dân, không qua quá trình lên men nên giá trị không cao. Riêng ca cao Việt Nam, dù sản lượng khiêm tốn, khoảng 5.000 tấn/năm, nhưng được lên men và việc vừa đoạt giải thưởng kể trên, cho thấy triển vọng lớn của ca cao Việt Nam trong việc thay thế dần hạt ca cao các nước châu Phi vốn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho việc chế biến các sản phẩm chocolat cho thị trường châu Á – Thái Bình Dương.


Đây là ngành hàng có chuỗi giá trị mang tính quốc tế điển hình. Ca cao được trồng từ nhiều nơi trên thế giới, rồi được đưa về các nước chế biến như Hà Lan, Pháp, Đức, Bỉ để sản xuất bán thành phẩm (ca cao nhão, bơ ca cao, bột ca cao), chocolat B-B và cuối cùng là sản phẩm chocolat tiêu dùng. Qua từng công đoạn, giá trị càng gia tăng. Vương quốc Bỉ là nơi chế biến chocolat lớn nhất thế giới. Vì vậy, việc Công ty Puratos Việt Nam và Grand-Palace Việt Nam (đều từ Vương quốc Bỉ) lập liên doanh Puratos Gand-Palace Việt Nam cung cấp nguyên vật liệu cũng như giải pháp chuyên môn ngành hàng bánh mì, bánh ngọt, chocolat cho khách hàng từ tiệm bánh, dịch vụ thực phẩm, siêu thị đến khách hàng công nghiệp, bán công nghiệp, cho thấy quốc gia này có lý do để quan tâm và đầu tư vào ngành hàng ca cao Việt Nam. Trước đó, Mỹ và Hà Lan cũng đã có các dự án hỗ trợ cho ca cao Việt Nam phát triển.


Từng là chuyên viên về ca cao của Cargill tại Hà Lan, ông Nguyễn Vĩnh Thành cho biết, ca cao Việt Nam được đánh giá tốt nhất châu Á, có thể so sánh với chất lượng tốt nhất ở khu vực khác như châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, nước có sản lượng cao nhất, trên 1,4 triệu tấn. Việc đoạt giải như nói ở trên là minh chứng. Phải chăng vì điều này và gần thị trường lớn, rất tiềm năng là Trung Quốc mà ca cao Việt Nam được mua với giá cao và tương lai ca cao Việt còn nhiều triển vọng nếu biết khai thác đúng với lợi thế và dư địa hiện có.


ĐĂNG LÃM /Báo SGGP






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Nông dân TP.HCM thi sản xuất rau VietGAP - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com




Cuối tuần qua, Hội ND TP.Hồ Chí Minh kết hợp Sở NNPTNT thành phố tổ chức Hội thi “Nông dân sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP” tại Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân thành phố.


Hội thi thu hút 7 đội, với 49 thí sinh của 3 huyện, quận có thế mạnh sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tham gia. Nội dung thi xoay quanh việc áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, kỹ thuật chăm sóc, phát triển diện tích trồng rau, tiết kiệm chi phí đầu vào, nhằm tăng lợi nhuận trồng rau theo hướng chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ban tổ chức trao giải cho các đội. Ban tổ chức trao giải cho các đội.

Các đội phải thể hiện kiến thức qua 3 phần: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm; thuyết trình về rau an toàn theo tiêu chí VietGAP và thực hành mô hình trồng rau VietGAP ngoài đồng ruộng. Riêng phần thực hành mô hình trồng rau, mỗi đội đăng ký thi ở một vùng sản xuất rau với quy mô từ 3- 5ha, với đầy đủ hồ sơ như: Quản lý giống trồng rau, quản lý đất, phân bón và chất phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch… Sau khi chấm các mô hình trồng rau và qua một buổi tranh tài quyết liệt, kết quả là đội Củ Chi 3 đã giành giải Nhất, đội Bình Chánh 2 giành giải Nhì và giải Ba thuộc về đội Bình Chánh 1.


Theo Ban tổ chức, hội thi nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm là rau, đạt các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là dịp để bà con trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất, tìm hiểu thêm những tiến bộ kỹ thuật, quản lý và bổ sung các kiến thức phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn tại các xã nông thôn mới.



Chiêu Lâm/Báo Dân Việt







About nongdan24g


Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Công nghệ trồng rau sạch của nông dân Nhật - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com




Người Nhật trồng rau trong những nhà lồng bạt, không dùng hóa chất và sử dụng hệ thống đo nhiệt độ cùng lượng mưa để kiểm soát độ ẩm phù hợp cho rau quả tăng trưởng..



Vườn rau cải của trang trại Ushiku AEON Agri, cách Tokyo (Nhật Bản) khoảng hơn một tiếng đồng hồ đi ôtô. Trang trại này rộng gần 13 ha, trồng rau quả theo mùa. Tháng 11 năm nay, nơi đây chủ yếu trồng bắp cải, rau cải các loại.


Báo VnE







About nongdan24g


Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.






Đăng ký: Bài đăng

Chàng kỹ sư Nhật đến Việt Nam làm nông dân - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Trong khi bạn bè đã yên vị với nhà lầu, xe hơi, chàng trai Nhật Bản 30 tuổi vẫn ngày ngày cặm cụi cuốc đất, làm vườn tại Việt Nam để mang từng bó rau không thuốc trừ sâu, không phân hóa học đến tận tay người dùng.


Chàng trai sinh năm 1983 Shiokawa Minoru gắn bó với Việt Nam, với công việc làm nông dân Việt nhiều năm nay. Trong thời gian học đại học tại Nhật Bản, Shiokawa được tiếp cận với những bài thảo luận về vấn đề dân số tăng, thiếu tài nguyên, thiếu nước của thế giới, đặc biệt ở những nước kém phát triển. Rất nhiều điều làm chàng sinh viên chuyên ngành bảo vệ môi trường tò mò. Shiokawa quyết tâm đi làm thêm và tiết kiệm tiền đi du lịch nước ngoài, đến tận nơi để “tai nghe mắt thấy” tìm hiểu. Bốn nước mà Shiokawa đặt chân đến là Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia và Việt Nam. Khi ấy là hè năm 2004, Shiokawa vừa tròn 21 tuổi.


Đến Việt Nam, Shiokawa ngạc nhiên vì cuộc sống giữa các vùng miền có sự khác nhau rất lớn về cơ sở hạ tầng, về sự giàu có, mức độ phát triển… Ngay TP HCM, bên này và bên kia sông Sài Gòn cũng đã có sự phát triển chênh lệch như hai thế giới biệt lập. Shiokawa cũng cảm nhận có một sự gần gũi, đồng điệu lạ kỳ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Cả hai nước có diện tích gần bằng nhau, phần lớn giáp biển, diện tích trải dài Bắc – Nam. Một số địa danh, công trình mà Shiokawa ghé thăm đều ít nhiều có dấu ấn người Nhật.


“Trên chuyến tàu hỏa Bắc – Nam khi ấy, dù Shiokawa không biết tiếng Việt, hành khách đi tàu cũng không biết tiếng Nhật nhưng mọi người có sự giao tiếp rất vui. Mình bắt đầu ấn tượng với nụ cười thường trực của người Việt Nam”, chàng trai tâm sự rành rọt bằng tiếng Việt.











Shiokawa cùng một cô gái Nhật yêu thích nông nghiệp hữu cơ đang ươm cây con giống
Shiokawa cùng một cô gái Nhật yêu thích nông nghiệp hữu cơ đang ươm cây con giống. Ảnh: P.L.

Sau khi về lại Nhật Bản, Shiokawa có dịp được giám đốc một công ty nông nghiệp trình bày dự án về nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam và rủ anh đi làm từ thiện. Qua Việt Nam, anh chịu trách nhiệm tuyển thực tập sinh và dạy tiếng Nhật cho các bạn trẻ người Việt trước khi qua Nhật thực tế. Thời gian đó, anh đi về giữa Việt Nam và Nhật Bản để vừa đảm đương công việc vừa hoàn thành chương trình năm cuối đại học.


Sau 5 năm vận hành dự án, Shiokawa được làm việc trực tiếp với nhiều nông dân Việt Nam, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sẻ chia được nỗi vất vả của công việc của nhà nông. Tháng 7/2010, với diện tích khoảng 1.000 m2 thuê của người dân, Shiokawa tự mình cuốc đất, bắt đầu thử nghiệm mô hình trồng rau hữu cơ. Sản lượng lúc đầu rất ít và mang tính tự cung tự cấp. Hơn nữa, việc đưa ra thị trường lúc đó cũng còn khó khăn do rau hữu cơ có giá thành cao gấp 2-4 lần rau củ bình thường. Qua tìm hiểu, Shiokawa biết được rằng nhu cầu sử dụng rau hữu cơ trong cộng đồng người Nhật nói riêng tại TP HCM rất cao, do mối lo ngại về sự tràn lan các mặt hàng rau nhập không an toàn từ Trung Quốc. Cũng thời gian đó, anh đã kêu gọi được thêm những thực tập sinh từ Nhật trở về có cùng mong muốn làm về nông nghiệp hữu cơ.


Đến năm 2011, những giỏ rau củ xanh tươi, đảm bảo sạch, không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, tuân thủ những điều kiện môi trường ruộng vườn nghiêm ngặt của Nico Nico Yasai lần đầu tiên được chuyển từ Buôn Ma Thuột xuống TP HCM. Anh nhận đặt hàng của từng hộ gia đình rồi tự mình đứng ra vận chuyển rau vì công ty vận chuyển không biết tiếng Nhật.


Làm nông nghiệp hữu cơ là một công việc gian nan và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, sâu bệnh, dịch hại… Thời gian đầu kinh doanh, anh hầu như không có lợi nhuận, doanh thu không đủ bù vào chi phí đã bỏ ra trong hơn một năm trời. Nhưng tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ, anh vẫn kiên trì gắn bó với ước mơ và lựa chọn của mình.











Shiokawa thu hoạch khoai lang. Ảnh: P.L
Shiokawa thu hoạch khoai. Ảnh: P.L.

Dần dần rau của Shiokawa trồng đã bắt đầu được cộng đồng người Nhật biết đến nhiều hơn, khách hàng cũng có những phản hồi tốt hơn. Nhờ đó mà các siêu thị mini cũng chủ động tìm đến để phân phối hàng. Nhận hợp đồng với các siêu thị, việc phân phối sản phẩm bắt đầu có những thuận lợi hơn nhưng đi kèm đó là những áp lực về số lượng, chất lượng sản phẩm. Cuối 2011, khi khách hàng bắt đầu nhiều hơn thì cũng là lúc Shiokawa ngã bệnh, phải điều trị hơn một năm trời. Chàng trai đã cố gắng kiên trì vượt qua bệnh tật để sống trọn với đam mê của mình.


Trong khi bạn bè cùng khóa đại học giờ đã yên vị với nhà lầu, xe hơi cùng đời sống công nghiệp Nhật Bản, chàng trai 30 tuổi vẫn ngày ngày cặm cụi dãi nắng dầm mưa cuốc đất, làm vườn với mong muốn phát triển hơn nữa nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Ngoài việc tự sản xuất, anh còn gặp gỡ liên kết với những người nông dân để và cố gắng xây dựng hệ thống người làm nông nghiệp hữu cơ để tạo môi trường cho mọi người cùng nhau gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Hiện với 5.000 m2 đất sản xuất, mỗi ngày Shiokawa cung ứng khoảng 100 kg rau sạch các loại đến người tiêu dùng ở Việt Nam.











Rau củ hữu cơ
Rau củ hữu cơ xanh tươi, đảm bảo sạch, không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học. Ảnh: P.L.

8 năm liền ăn Tết Việt, nước da của anh cũng rám nắng hơn, không còn thư sinh như ngày ở Nhật nhưng anh thấy mình may mắn, không áp lực, lo toan và có phần thờ ơ với cuộc sống như đa số bạn bè. “Mình thấy hạnh phúc hơn rất nhiều vì được cười nhiều, được hòa mình giữa thiên nhiên, thực hiện lý tưởng bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân”, chàng trai cười hiền.


Con đường làm nông nghiệp hữu cơ còn nhiều gian nan khó khăn nhưng chàng thanh niên 30 tuổi vẫn miệt mài để có thể đem từng bữa ăn ngon, từng bó rau sạch đến tận tay người dùng. Shiokawa không mong muốn tự mình phát triển sản xuất để kinh doanh mà ước nhiều người dân Việt Nam trồng rau sạch hơn nữa để bảo vệ sức khỏe của chính họ.


Lê Phương/Báo VnE






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

“Đại gia” lan ngọc điểm, tu hàng tỷ đồng/năm - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”.


Anh Bích tâm sự, anh quê gốc Thanh Hóa, cha mẹ làm nghề địa chất nên thường lang bạt hết tỉnh này đến tỉnh khác. Năm 1984, cha mẹ anh quyết định vào sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, anh đã thấy cha mẹ anh rất mê hoa lan, thường mua lan về trồng, nhất là lan ngọc điểm- loại lan chỉ nở vào mùa xuân.

Sau khi tốt nghiệp khoa Nông nghiệp ở Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, năm 2003, anh thuê 5.700m2 đất, tận dụng gỗ nhãn, me, cây tạp để trồng 7.000 cội lan ngọc điểm. Trồng loại lan này đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao, cây thành phẩm có giá từ 2 -10 triệu đồng/cội. Lan ngọc điểm có thể trồng 3 năm, 2 năm và 1 năm, tùy theo nguồn giống cấy vào được bao nhiêu tuổi. Bình thường anh chỉ chọn trồng lan chu kỳ 1 năm để quay vòng vốn nhanh.


Mỗi năm lan ngọc điểm đem về cho anh Bích (giữa) trên 2 tỷ đồng.

Mỗi năm lan ngọc điểm đem về cho anh Bích (giữa) trên 2 tỷ đồng.



Về đầu ra của lan, anh Bích tiết lộ, hiện anh có 3 đại lý ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng chỉ có duy nhất 1 đại lý cấp 1 mà thôi. Riêng 3 đại lý này, mỗi năm anh bán khoảng 1.000 cội lan, giá trung bình 2 triệu đồng/cội, thu lãi trên 600 triệu đồng. Vườn của anh chỉ chuyên trồng lan ngọc điểm, được Trường Đại học Nông Lâm chọn làm điểm đưa sinh viên đến tham quan, thực tập.


Ngoài vườn lan ở khu phố 1, anh Bích còn có vườn lan ở Bình Dương (3.000m2) và Bà Rịa – Vũng Tàu (5.000m2) chủ yếu trồng lan ngọc điểm.


Ông Phạm Văn Tiến – Chủ tịch Hội ND phường Linh Trung cho biết, anh Bích là thành viên chi hội cây kiểng phường Linh Trung. Anh luôn giúp đỡ các hộ khó khăn và là người đi đầu trong việc đóng góp Quỹ Học bổng Lương Định Của, Quỹ “Tết làm điều hay vì nông dân nghèo”. Nhiều năm liền anh được công nhận ND sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.


Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm trồng lan của anh Bích liên hệ số điện thoại: 0937013946.



Chiêu Lâm/Báo Dân Việt






Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

“Mạ vàng” cho củ nghệ vàng - nongthonviet.com

nongdan24g @ nguontinviet.com


Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam vừa phối hợp với hội Nội khoa Việt Nam tổ chức đánh giá ứng dụng của Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh. Hoạt động này dựa trên kết quả nghiên cứu và sản xuất thành công quy mô pilot Nano Curcumin từ củ nghệ vàng của PGS.TS Phạm Hữu Lý cùng các cộng sự thuộc viện Hoá học (thuộc viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).


Nghệ vàng.

Nghệ vàng.



Người Việt bao đời qua vẫn sử dụng nghệ như là một thứ gia vị truyền thống, tạo nên màu vàng và mùi vị của món ăn. Nghệ còn là vị thuốc dân gian quý với rất nhiều công dụng như làm mờ vết sẹo, chữa đau dạ dày, giải độc gan, giúp phụ nữ sau sinh co hồi tử cung, sớm lấy lại vóc dáng và làn da đẹp. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá hoạt chất tạo nên màu vàng và đem lại tác dụng của nghệ vàng là tinh chất Curcumin, chỉ chiếm 0,3% khối lượng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh Curcumin có các hoạt tính sinh học vô cùng quý giá: phòng và chống hầu hết các loại bệnh như ung thư, bệnh về hệ thống tiêu hoá, hệ thống tim mạch, hệ thống thần kinh…


“Tuy nhiên do Curcumin khó tan trong nước nên khả năng hấp thụ sinh học của nó rất thấp, vì vậy đến nay ứng dụng thực tế của Curcumin trong y, dược rất hạn chế”, PGS.TS Phạm Hữu Lý nói. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển công nghệ nano, sử dụng các hệ dược phẩm kích thước cực nhỏ như liposome, polymersome, các hạt polymer mi-xen… chế tạo các phức và các dẫn xuất tan trong nước của Curcumin. Trong nước cất, các hạt Nano Curcumin có kích thước 50 – 70nm, trong khi các kênh hấp thu sinh học của tế bào có kích thước khoảng 200nm. Vì vậy, Nano Curcumin hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn vào máu, các mô, dịch trong cơ thể và các tế bào, đem lại hiệu quả điều trị cao. Nano Curcumin đã được thử trên tế bào ung thư phổi SKBR3 của chuột đực Sprague-Dawley (trọng lượng 250 – 290g). Liều Nano Curcumin thử nghiệm là 200mg/kg trọng lượng cơ thể (tương đương 40mg Curcumin) được pha thành dung dịch 1% trong nước và đưa thẳng vào dạ dày bằng ống xông. Sau khoảng 14 –16 giờ, các hạt Nano Curcumin đã thâm nhập đạt nồng độ cao vào các tế bào ung thư phổi SKBR3.


Tại Việt Nam, rất nhiều nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu lớn cũng đang tiến hành thử nghiệm để chế tạo vật liệu Nano Curcumin từ củ nghệ vàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của PGS Lý cùng các cộng sự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam sản xuất thành công quy mô pilot Nano Curcumin từ cây nghệ vàng. Sản phẩm này được thương mại hoá với tên đăng ký Curmanano – có kích thước dưới 100nm, tan tốt trong nước, hấp thụ nhanh qua màng tế bào, sinh khả dụng lên tới 80 – 95%, giúp mang lại hiệu quả điều trị gấp 40 lần Curcumin thường, tiêu chuẩn chất lượng tương đương chế phẩm Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn chế phẩm của Ấn Độ, Trung Quốc…


GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, chủ tịch hội đồng khoa học ngành khoa học vật liệu, viện Hàn lâm và khoa học công nghệ Việt Nam cho biết trên thế giới mới có gần chục sản phẩm Curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng. Hiện nguồn nguyên liệu Nano Curcumin của nhóm nghiên cứu đã được chuyển giao cho công ty dược mỹ phẩm CVI kết hợp với đại học Dược Hà Nội và công ty cổ phần dược phẩm Mediplantex để sản xuất thương mại chế phẩm chứa Nano Curcumin, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý gan mật và một số bệnh mạn tính…


GS Hiệu nhận định: “Đây là bước tiến của ngành hoá dược Việt Nam trong việc hợp tác thành công chuyển giao kết quả đề tài nghiên cứu giữa các nhà khoa học với nhà sản xuất dược phẩm, mở ra tiềm năng lớn trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng một phần nhu cầu phòng và trị bệnh của người dân”.


Lê Hương – Thanh Tuấn/Báo SGTT






Nông dân 24giờ mỗi ngày cùng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, những hạt lúa thơm ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng ... và giàu lên nhờ nông nghiệp. Hãy ghé mỗi ngày tại www.nongdan24g.com để có tin nông nghiệp sản xuất mới nhất.





Đăng ký: Bài đăng

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Translate

Mạng Nội Trợ

Nguồn Tin















Nguồn Tin Cập Nhật

Danh Mục

'Striped Toga' @Actinidia @Alangium @Apiaceae @Arachis @Artemisia @Asteraceae @Bách lí hương @bacha @Bignoniaceae @Cà rốt @Camquy @Caprifoliaceae @Caragana @Carrot @câu kỷ tử @Celosia @Cornaceae @Cucurbita @Eggplant @Ericaceae @Fabaceae @Glycine @Haemodoraceae @hatgiongdau @Lamiaceae @Lathyrus @maca @Malva @Mentha @Papaver @Phaseolus @sam maca peru @Solanaceae @Strelitzia @Thachnam @Vicia &docdao #Actinidiaceae #Amaryllidaceae #Asteraceae #Bacha #CayAnTrai #caybatmoi #Caycanh #caygiavi #caylaunam #caytihon #dayleo #duocpham #Fabaceae #giavi #hatgiong #hatgiongbaubi #hatgiongcachua #hatgiongdau #hatgionghoa #hatgiongrau #hiemla #hoa #HoBacHa #hocuc #Hương liệu #Lamiaceae #Mentha #nhaptuMy #Solanum #thaoduoc #thitruong #thucpham #Thực phẩm #tintuc #trangtri #trathaoduoc #Trị bệnh #tribenh #trongcay +Bí +Daucus +Đậu +Pumpkin +Trifolium Acmella oleracea ACT00087 Actinidia chinensis Aeonium ALA00094 Alangium platanifolium Alexandria Squash ALL00069 Allium Allium Schoenoprasum Ammi Dara Amorphophallus Amorphophallus Bulbifer ANI00089 Anigozanthos flavidus Apple of Sodom Aquaponics ARA00097 Arachis hypogaea ART00095 Artemisia dracunculus Asclepias Asclepias curassavica Asteraceae ăn kiêng Bạc hà Bạc hà á Bạc hà Âu Bạc hà chanh Bảo thạch Ba tư Bầu Bầu bí Bầu Hồ Lô Bầu Khổng Lồ Bầu Rắn Bells of Ireland Bells-of-Ireland bệnh sốt rét bệnh thối trái bệnh tiểu đường Bí Bí Hooligan Bí khổng lồ bí mì Ý Bí ngòi Bí ngòi Alexandria Bí ngón tay bí ngồi Bí Porcelain Doll Bí rợ Bí rợ da ếch Bí Spaghetti Tivoli Bí tam giác biến đổi khí hậu Bình tử thảo Bird-of-paradise bird's nest bishop's lace Bladderworts Bliss Pumpkin Blog Bloomsdale Longstanding blue daisy Bonsai bột maca Cà Cá chạch đồng Cá chẽm cá chép Nhật cá chim vây vàng Cà Chua Cà Chua Xanh cá điêu hồng cá lóc cá Mú cà phê chồn Cà rốt Cà rốt dại cá sấu cà tím Cà tím Suraj Cải Cải bó xôi cải cầu vồng Cải xoong cam Canada CAR00077 CAR00098 Caragana arborescens Caraway Carrot Seed Atlas Carum Carum carvi cẩm quỳ Cần tây Câu kỷ tử Cây ăn Quả cây bắt mồi cây bông tai Cây Carum Cây gia vị cây giống hồng socola Cây gọng vó Cây hồng Cây kế sữa Cây Kiwi Cây lâu năm Cây nắp ấm cây ngô đồng cây ngô thi Cây nhãn cây sưa Cây Thuốc Cây trúc Cây Trường sinh Cây vú sữa Celosia Tornado chamomilla chanh không hạt Chân kanguru đỏ Cherry chi Bông tay Chi Việt quất Chicory Chives Grolau Chôm chôm chống muỗi Chùm ớt chuối chuối hột Chuối rẻ quạt Chữa bệnh chữa ho Cichorium intybus Cỏ Cỏ ba lá đỏ cỏ cà ri Cỏ xạ hương Common Thyme Corn Poppy Cow's Udder Crassulaceae Củ nén Cua Đinh Cúc Cúc áo hoa vàng Cúc Bạc Hà CUC00115 CUC00121 CUC00122 CUC00127 Cucamelon Cucumber Cucumis sativus Cucurbita Cucurbita maxima Cucurbita moschata CUC00130 Cucurbita pepo Cucurbita pepo CUC00124 DAU00074 Daucus Daucus carota dầu maca Dây Leo dinh dưỡng Dưa chuột Dưa chuột Boothbys Dưa hấu nhỏ Mexico dưa lưới dừa sáp dược phẩm Dương cam Cúc Dương đào Đào ruột xanh Đặc Biệt đậu Đậu Âm Dương Calypso Đậu biếc Đậu biếc Lavender Đậu Hoà Lan Đậu Lam Siberian Đậu nành Đậu nành envy Đậu nành Tankuro Đậu ngự Đậu ngự Jackson Wonder Đậu phộng Đen Đậu que tím Đậu tằm Đồng Tháp Động vật Eggplant El Nino Featured Fenugreek Feverfew Garden thyme German Chamomile giá hồng socola Gia vị Giảm cân Gieo trồng Giống cây trồng giống dự trữ Giống Hiếm GLY00099 GLY00100 Glycine max Goji Goji Berry GOURD Gourd Baby Bottle Gourd Yugoslavian Fingers Hạ khô thảo Hành tăm Hành trắng Hạt Chia Hạt Giống Hạt giống Bầu Bí Hạt giống Hoa Hạt Giống Hoa Hạt Giống Rau Hạt Giống Rau Quả Hạt Giống Thảo Mộc Hạt giống Tí Hon hạt maca Hạt Methi HealthWorks HERB Highbush Blueberry Himalayan Honeysuckle họ Bạc hà Họ Bạc hà Họ Bầu bí Họ Cà Họ Cúc họ La bố ma Họ Ráy Họ Thạch nam Hoa hoa chim thiên đường Hoa Chuông Hoa Cúc Hoa cúc Đức Hoa mào gà Hoa môi Hoa Oải Hương Hoa Thiên điểu Hoa tình yêu Nigella Hooligan Pumpkin hồng đen hồng socola hồng socola Nhật Bản húng quế Húng quế́ Huyết bì thảo hương liệu Hương Thảo JAC00093 Jacaranda mimosifolia Japanese Kênh 1 Kênh 2 Khuyến nông Kim Ngân Kiwi lạc Lagenaria Lagenaria siceraria làm cảnh làm đẹp Làm vườn LAT00116 LAT00118 Lathyrus odoratus LAV00078 LAV00079 Lavandula Lavandula angustifolia Lavandula augustifolia LAVENDER Lavender Munstead Lavender English Lemon Basil LEY00090 Leycesteria formosa Loa kèn đỏ LYC00084 Lycium Lycium chinense mã đề Malva sylvestris Mammoth Red Clover MAT00056 Matricaria chamomilla Melothria scabra MEN00081 Mentha × piperita meridian fennel Mexican Mint Milk Thistle Mini Plant Mint MOL00055 Moluccella Molucella laevis Món Ngon Monarda Monarda citriodora mướp mỹ phẩm nấm nấm mộc nhĩ Nén New 2015 Ngải Ngải thơm Nghệ tây Nhãn Nhãn lồng Hưng Yên Nhãn tiêu da bò Nhãn xuồng nhập khẩu từ Mỹ Nhập khẩu từ USA Nhập từ Canada Nhật Bản Nhiệt đới nipple fruit nongthonviet nongthonviet.com northern pitcher Nông dân Nông dân làm giàu Nông nghiệp nông nghiệp Việt Nam Nông thôn Việt nuôi cá Nuôi chim nuôi Dòi nuôi tôm Càng Xanh Nuôi trồng Nuôi vịt Open-Pollinated PAP00117 Papaver rhoeas Pea Peppermint Peppermint swiss chard Persian cumin PHA00102 PHA00104 Phaseolus lunatus Phaseolus vulgaris Phượng tím PHY00052 Physalis Physalis ixocarpa Pineapple Tomatillo Pisum Pisum sativum Prizewinner PRU00060 Prunella Prunella vulgaris Pumpkin Pumpkin Prizewinner purple pitcher quất Queen Anne's lace Queen's Bird-of Paradise Queen's Bird-of-Paradise Quỷ xuy tiêu Rau ăn lá Rau Bina rau chân vịt rau củ quả rau Dền rau diếp xoăn rau gia vị Rau húng Rau Quả rắn Lục Red Red Kangaroo Paw Romano Purpiat Bean ROS00051 Rosemary Rosmarinus officinalis Saffron Salvia Salvia hispanica Sarracenia Sarracenia Purpurea sâm Hàn Quốc sầu riêng Silybum Silybum marianum SNAKE GOURD SOL00125 Solanaceae Solanum Solanum Mammosum Solanum melongena Sơn thù du Spaghetti Squash Spinacia Spinacia oleracea STA00065 Stachys Stachys coccinea STR00092 Strelitzia reginae Striped Toga Eggplan Suraj Eggplant sức khỏe Sweet Pea TAG00050 Tagetes Lucida tài chính Tảo Spirulina Tegu thanh hao hoa vàng Thảo dược Thảo Dược Thảo luận Thảo Mộc thầu dầu Thì là Ba tư Thiên điểu Thiên nhiên Thôi chanh lá tiêu huyền thuốc lợi tiểu thủy canh Thủy tô Thủy tô tía THY00082 Thymus vulgaris titty fruit Tivoli Tomatillo Toothache Plant Trà Vinh trang trại trang trí Trang trí Treated Seeds Trị Bệnh Triamble Trichosanthes Trichosanthes cucumerina Trifolium pratense Trigonella Trôm trồng lúa trồng rau trồng rau sạch tử đằng Tử đằng Nhật bản Utricularia Alpina VAC00086 Vaccinium corymbosum VIC00106 Vicia faba viêm khí quản Việt quất Việt quất xanh Vịt Uyên ương Voodoo Lily Vú sữa Hoàng Kim Vui wild carrot Windowsill Chives Windsor Fava Bean WIS00085 Wisteria Wisteria floribunda wormwood y học cổ truyền Ý kiến