Tin tức nông nghiệp

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Thông tin về cá Chim Vây Vàng


Cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Singapo… Ở Việt Nam, cá chim vây vàng vẫn còn là đối tượng nuôi khá mới mẻ. Những thành công về sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong thời gian qua đang mở ra nhiều triển vọng bổ sung loài cá chim vây vàng vào danh sách các loài cá biển nuôi ở Việt Nam.


- Cá chim vây vàng ưa hoạt động, dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng khá nhanh, có thể nuôi với mật độ cao trong ao hoặc lồng ở cả các thủy vực nước lợ và nước mặn. Trước đây, cá chim vây vàng giống để nuôi thương phẩm ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Đài Loan. Tuy nhiên, nguồn cung từ nước ngoài không ổn định, thiếu chủ động và cá giống khó thích nghi với môi trường nuôi mới nên tỷ lệ sống đạt thấp, khiến giá thành nuôi cao.

- Từ thực tế đó, Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa đã chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu, sản xuất nhân tạo giống cá chim vây vàng, do PGS.TS. Lại Văn Hùng, Khoa Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, làm chủ nhiệm đề tài.

- Từ tháng 10/2009 đến tháng 10/2011, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục 129 con cá chim vây vàng bố mẹ cho sinh sản. Qua 12 đợt ương thử nghiệm, đề tài đã thu được 23,5 triệu trứng thụ tinh, ấp nở 12,6 triệu ấu trùng cá. Từ đó, đã ương được hơn 400.000 cá giống dài 4 – 5cm, vượt gần 300% so với chỉ tiêu đặt ra. Phần lớn số cá giống này được thả nuôi trong bể xi măng và gần 20.000 con được thả nuôi trong lồng bè.

- Đề tài đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu đạt loại xuất sắc. Đầu năm 2012, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục triển khai pha 2 của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng để chuyển giao cho người nuôi. Đến nay, giống cá chim vây vàng đã được nhân rộng nuôi thương phẩm cung ứng sản phẩm ra thị trường nhiều tỉnh thành như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh, …

- Bước tiếp theo, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi thương phẩm theo hướng giảm chi phí thức ăn, phòng trị bệnh, tiến tới tạo giống cá kháng bệnh và thích nghi được nhiều điều kiện môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, cá chim vây vàng có thể góp phần thay thế cho nhiều loài thủy sản nuôi có hệ số rủi ro cao hiện nay.

- Từ giữa năm 2012, nhiều hộ nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đã thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá chim vây vàng theo hình thức công nghiệp và bước đầu được đánh giá là một mô hình hay nên nhân rộng.

- Nuôi cá chim vây vàng có thuận lợi so với các loài cá khác là cá có sức đề kháng khỏe, tỷ lệ sống rất cao, trên 95%, dễ nuôi và không có nhiều bệnh tật. Thịt cá chim vây vàng có vị ngon, cung cấp nhiều chất béo và omega 3.

- Với giá cá giống trung bình từ 4.500 – 6.000/con, sau 10 – 12 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt khoảng 0,8-1,0 kg, đủ điều kiện xuất bán ra thị trường với mức giá trung bình 120-170.000 đồng/kg, đảm bảo người nuôi có lãi. Hiện có 2 hình thức nuôi cá chim vây vàng cho hiệu quả cao là nuôi lồng, bè trên biển và nuôi trong ao đất với nguồn nước dẫn trực tiếp từ biển vào. Độ sâu nước thích hợp cho cá sống là 5 – 6m, nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 độ C.

- Hiện nay, mô hình nuôi cá chim vây vàng đã được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và có thể xuất khẩu. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những loài thủy sản chạy theo phong trào nuôi ồ ạt trước đây, dẫn đến cung vượt quá cầu và mất giá làm người nuôi điêu đứng, nhiều hộ nông dân vẫn chưa dám đầu tư mạnh để phát triển. Do đó, để mô hình này phát triển bền vững và hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cũng như quy hoạch và quản lý chặt chẽ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Thông tin về cá chim vây vàng by Công ty TNHH ARSS.



Đăng ký: Bài đăng


Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Lóc hộ gia đình



Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện qui trình sản xuất giống cá Lóc qui mô nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long an” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH & CN Long An thực hiện, kỹ sư Phạm Thanh Dung làm chủ nhiệm đề tài.

Hội đồng Khoa học Kỹ thuật dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phạm Văn Khánh – Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ làm chủ tịch hội đồng. Thời gian thực hiện từ 2/2009 đến 2/2011.
 

I. Tổng quan

- Phong trào nuôi cá lóc trong ao và trong bè vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long có trên 10 năm nay, tập trung chủ yếu 3 huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Mộc Hóa, nhưng đến nay người dân vẫn chưa tự tạo ra được con giống phục vụ nhu cầu nuôi của mình mà phải đi mua cá giống từ các tỉnh khác về nuôi, cá lóc giống mua ngoài thị trường không rõ nguồn gốc giống loài, chất lượng không tốt, hình dáng không đẹp, thịt cá thương phẩm ăn không ngon, khi nuôi lớn bán ra thị trường không chấp nhận, dẫn đến giá bán thấp làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của phong trào nuôi cá lóc trong vùng

- Đề tài hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống cá Lóc, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức 2 lớp tập huấn cho các hộ nuôi nắm rõ toàn bộ quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc. chủ động sản xuất ra cá bột và cung cấp con giống với chất lượng tốt cho các mô hình nuôi cá Lóc thương phẩm tại huyện Mộc Hoá, nâng cao tỉ lệ sống, năng suất đồng thời hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất.

- Cá bố mẹ (cá Lóc đen và cá Lóc môi trề) được chọn nuôi vỗ có biểu hiện ngoại hình tốt, không dị tật, Cá có trọng lượng dao động từ 0,8 – 1,5 kg/con, tương ứng với tuổi cá nuôi từ 10 – 12 tháng ; Được nuôi và cho cá sinh sản tại xã Bình Hiệp – huyện Mộc Hóa, và ương cá tại trại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH &CN và 10 hộ dân (2 hộ ở xã Bình Hiệp, 8 hộ ở Bình Hòa Tây).

II. Kết quả đạt được

1. Điều tra hiện trạng nuôi cá Lóc ở huyện Mộc Hoá

chi phí nuôi cá lóc cao khoảng 300 triệu đồng/1.000m2. Người dân không có nhiều vốn nên diện tích nuôi của từng hộ dân thấp, diện tích nuôi < 1000 m2 chiếm 78% , >1.000m2 chiếm 22%. 100% hộ dân nuôi cá lóc lai, không nuôi cá lóc đồng; Độ sâu ao khoảng 2 – 3m, mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 6 đến tháng 1 hàng năm, chủ yếu tận dụng nguồn cá tạp giá rẻ trong mùa nước lũ, mật độ nuôi cá lóc thịt khoảng 30 – 50 con/m2, kích cỡ cá thả nuôi dao động lớn từ 5 – 10g/con. Thức ăn nuôi cá lóc chủ yếu là cá tạp nước ngọt tận dụng trong mùa lũ và cá tạp biển, trong nuôi cá lóc vấn đề thức ăn đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến giá thành của sản phẩm nuôi, cá tạp là loại thức ăn cá lóc ưa thích được người dân sử dụng từ rất lâu. Thời gian thu hoạch cá lóc thường tập trung từ tháng 12 đến tháng 2, nguyên nhân vì đây là cá tiêu thụ nội địa nên có giá cao vào trong dịp tết và mùa khô. Giá cá thương phẩm 30.000 – 35.000 đ/kg. Năng suất nuôi của các hộ dân xã Bình Hòa Tây 10 – 13 tấn/ 1.000m2, xã Bình Hiệp khoảng 3 – 5 tấn/1.000m2, kích cỡ cá thu hoạch trung bình 0,8 kg/con. Tùy theo mật độ thả, năng suất và giá cá mồi cao hay thấp mà hiệu quả kinh tế khác nhau, thường người nuôi lãi từ 5.000 – 8.000 đ/kg cá lóc thịt.

2. Yếu tố thủy lý hóa môi trường nước ương

- Về nhiệt độ:Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá trong các loại hình nuôi dao động 26 – 32 độ C. Nếu nhiệt độ trên 33 độ C hoặc dưới 26 độ C sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá.

- Về pH: pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá khoảng 6,5 – 9, trong quá trình nuôi chủ hộ thường xuyên kiểm tra pH, nếu tảo phát triển quá mức làm cho pH cao thì thay nước và những ngày trời mưa nhiều làm pH giảm thấp thì bón vôi với liều lượng 10 – 15kg/1.000m2 để xử lý.

3. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá Lóc

Cá lóc thành thục quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ cá thành thục cao nhất từ tháng 5 – 9, quá trình nuôi vỗ cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cá đực thành thục sớm nhất là tháng 4 – 5, trong khi đó sự thành thục sinh dục tốt nhất ở cá cái là tháng 5 và 6.

4. Kết quả sản xuất giống

Trong 03 phương pháp sinh sản: nhân tạo, bán tự nhiên và tự nhiên, thì sinh sản tự nhiên đạt kết quả cao nhất, sức sinh sản và tỉ lệ thụ tinh cao nhất; mặc dù gọi là phương pháp sinh sản tự nhiên nhưng hoàn toàn chịu sự tác động của con người là chủ yếu, cụ thể cá bố mẹ được nuôi vỗ thành thục sinh dục trong vèo, sau đó dùng que thăm trứng kiểm tra mức độ thành thục của cá, chọn cá chín muồi sinh dục mới bố trí cho sinh sản, không tiêm kích dục tố. Trước khi bố trí cho cá sinh sản làm tổ sẵn cho cá trong ao đất, trong tổ cho vào rau muống hoặc cỏ để cá kéo làm tổ, mỗi tổ bố trí chỉ 1 cặp cá. Sau khi bố trí cá vào tổ trong vòng từ 1 – 5 ngày cá sinh sản gần như hoàn toàn 89,8 – 95,1%. Ấp trứng trong bể lót bạt, chúng tôi thu được lượng cá bột rất nhiều và đồng loạt; Phương pháp sinh sản này rất đơn giản, nhưng đạt kết quả cao, tất cả người dân đều có thể áp dụng và làm rất tốt.


5 Kết quả ương từ bột lên giống

- Mật độ ương 500 con/m2 trong bể nhựa cá nhanh lớn nhất và tỉ lệ sống cao nhất; mật độ ương 2.000 con/m2 trong vèo cá nhanh lớn hơn và tỉ lệ sống cũng cao hơn. Ương cá trong bể và ương trong vèo đặt trong ao đất thì ương cá trong vèo có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn do môi trường nước ổn định hơn, có đầy đủ phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá nên cá phát triển nhanh hơn. Mật độ ương càng thưa thì cá ương đạt kích cỡ và tỉ lệ sống càng cao.

- Thức ăn: Trùn chỉ, cá tạp xay, và thức viên công nghiệp hàm lượng đạm 30%, thì thức ăn là trùn đạt kết quả cao nhất, khi ứng dụng thực tế sử dụng cá tạp xay nhuyễn làm thức ăn cho cá có tính khả thi hơn.

- Cá lóc rất dễ ương, những hộ dân nào chăm chỉ, cần cù chịu khó và cung cấp thức ăn đầy đủ thì cá tốc độ phát triển nhanh, đạt tỉ lệ sống cao. Tuy nhiên cần lưu ý cá thường bị bệnh khi môi trường nước dơ, và những ngày mưa nhiều làm tỉ lệ sống hao hụt nhiều.

- Qua 2 năm thực hiện, kết quả đề tài đạt loại khá và có ý nghĩa thiết thực, hoàn thành và xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống dễ áp dụng cho nông hộ, có khả năng nhân rộng, phát huy được hiệu quả trong và sau quá trình triển khai. Góp phần đáp ứng nhu cấu thực tiễn sản xuất tại vùng Đồng Tháp Mười. Trong thực tế nông hộ sản xuất ra được 646.428 con cá giống. Hướng dẫn cho 10 dân huyện Mộc Hóa nắm vững và vận hành tốt toàn bộ quy trình sản xuất giống và ương cá lóc từ bột lên giống. Người dân trong vùng rất phấn khởi và an tâm vì họ có thể chủ động sản xuất ra loại cá lóc giống thích hợp để nuôi. Quy trình sản xuất giống cá lóc thành công đã được ứng dụng nhân rộng trên địa bàn huyện Mộc Hóa, giải quyết được nhu cầu bức xúc của người dân trong nhiều năm qua.

* Lưu ý: dùng thức ăn là cá tạp xay khi ương cá lóc giống, môi trường nước dễ bị ô nhiễm, cần có giải pháp để xử lý môi trường; Hiện nay nuôi cá lóc thương phẩm, thức ăn chủ yếu cá tạp lệ thuộc vào tự nhiên và ngày suy giảm và cạn kiệt. Để việc nuôi cá lóc tiếp tục phát triển cần nghiên cứu công thức thức ăn viên phù hợp để có thể thay thế nguồn cá tạp.

Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá lóc hộ gia đình by Sở Khoa học và Công nghệ Long An.



Đăng ký: Bài đăng

Mô hình nuôi cá Điêu Hồng vèo


Mô hình nuôi cá điêu hồng vèo

 


1. Tổng quan

- Vị trí đặt vèo: Đặt vèo lưới trong ao hay trên kênh rạch có mặt nước thoáng rộng, có nguồn nước sạch. Nếu căng vèo trong ao thì ao phải có cống cấp và thoát nước, được thay đổi nước mới thường xuyên. Mực nước trong vèo ổn định chừng khoảng 1 m. Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể thả cá điêu hồng giống theo kích cỡ và mật độ như sau: Cỡ cá có chiều dài trung bình 3 – 5cm/con, thả 60 – 70con/m3vèo nuôi. Cỡ cá có chiều dài trung bình 5 – 7cm/con, thả 50 – 60con/m3 vèo nuôi.

- Thời điểm thả giống: tốt nhất là lúc trời mát, cho túi chứa cá vào bên trong vèo lưới, ngâm chừng 20 – 30 phút để cho cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước. Tại nơi thả cá giống có thể cho một ít muối hột hoặc thuốc kháng sinh để sát trùng cá. Sau đó kéo mạnh hai góc đáy túi cho cá bơi ra toàn bộ. Nếu vận chuyển cá bằng các dụng cụ khác thì cách tắm cá cũng thực hiện như trên.

2. Quản lý chăm sóc

- Cần phải thường xuyên thay cấp nước sạch, theo dõi màu sắc, mùi vị… của nước để tránh hiện tượng nước bị nhiễm độc chất hữu cơ hay bị thiếu oxy. Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng ăn mồi của cá, động thái bơi lội, màu sắc cá…

- Loại thức ăn: Thức ăn cho cá điêu hồng thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống…, Nói chung cá điêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh. Nhưng do thả cá nuôi trong vèo với mật độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn công nghiệp được sản xuất tại những hãng có uy tín thường có đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid….

- Số lần cho ăn trong ngày: Theo ý kiến của những người nuôi cá lâu năm, nên cho cá điêu hồng ăn nhiều lần, có thể 3 – 4lần/ngày, vì cá có tập tính khi đói thì lên tầng trên bắt mồi, lúc đã ăn no mồi thì bơi xuống tầng dưới. Cũng theo ý kiến của các nhà chuyên môn, thì cho cá ăn với lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá tăng trọng. Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 5 – 7%/trọng lượng cá/ngày, khi cá lớn cho ăn khoảng 2 – 3%. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều chỉnh kịp thời.

3. Một số bệnh thường gặp ở cá điêu hồng và cách phòng trị

a) Bệnh do ký sinh trùng:

- Các bệnh do ký sinh trùng thường gặp là: bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

- Cách phòng: Vèo nuôi phải được tẩy rửa vệ sinh để nước trong và ngoài vèo luôn lưu thông. Thường xuyên rải muối hột để sát trùng nước, nồng độ 0,5% trị thời gian dài và 1-2% trong 10-15 phút.

- Cách điều trị: Khi phát hiện cá bị bệnh cần xử lý bằng: Formol nồng độ 25 – 30ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100-150ml/m3 nếu trị trong 15-30 phút; CuSO4(phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50g/m3 trong thời gian 15 – 30 phút.

b) Bệnh đỏ kỳ đỏ mỏ:

- Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.

- Cách phòng: Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Thường xuyên cho cá ăn vitamin C để tăng sức đề kháng.

- Cách điều trị: Bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh. (Chỉ sử dụng những loại kháng sinh được Bộ Thủy sản cho phép).

c) Bệnh trương bụng do thức ăn:

- Thường xảy ra ở các ao, bè do cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hóa được, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.

- Biện pháp khắc phục là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa (các probiotie…) vào thức ăn.

kythuatnuoitrong@nguontinviet.com


 Trung tâm Khuyến nông An Giang. Đăng ký: Bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Cách phòng bệnh thối trái trên Chôm Chôm



Chôm chôm là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến vì đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với mức độ thâm canh ngày càng nhiều, sâu bệnh hại cũng gia tăng nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh này không những làm giảm năng suất nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của trái, do đó việc phòng trừ bệnh cho trái là thật sự cần thiết cho nhà vườn.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Ngành Nông nghiệp




Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) hiện nay nhiệt độ trái đất tăng bình quân hàng năm là 0,5 độ C, mà theo các nhà khoa học cho biết nếu nhiệt độ tăng 1 độ C thì sản lượng lương thực sẽ giảm đi tương đương 10%.  @ nguontinviet.com



I. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

- FAO cũng cho rằng Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa của cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra; trong đó Bạc Liêu là 1 trong 3 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Trong thời gian không xa một diện tích đất nông nghiệp khá lớn sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển dâng.

- Biến đổi khí hậu hàng ngày, hàng giờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nó đã thể hiện ngay trước mắt chúng ta, như hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh một số Quận ngoại thành nước triều dâng đã gây ngập úng cục bộ nhiều vùng dân cư gây nhiều khó khăn cho người dân, chẳng khác nào sống trong vùng lũ lụt. Hiện tượng El Nino đã làm cho các tỉnh Miền Bắc bị hạn hán kéo dài, miền Nam và Tây nguyên mùa khô đến sớm và không có mưa nghịch mùa như những năm trước, mùa mưa đến chậm hơn 1 tháng và lượng mưa phân phối không đều giữa các vùng làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển kém, dịch bệnh nhiều hơn. Nhiều loại hoa chỉ nở về mùa hè nay do nhiệt độ cao lại nở rực rỡ ngay đầu xuân như Bằng Lăng, Phượng Hồng, Hoàng Hậu, Diệp vàng…

- Có lẽ biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến an ninh lương thực, do dân số tăng nhanh, trong khi một diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giảm đi do: đô thị hóa, nhà ở nông thôn tăng, công nghiệp phát triển chiếm khá lớn đất và lớn nhất là một diện tích đất trồng lúa sẽ bị nhấn chìm do nước biển dâng cao.

II. Giải pháp đồng bộ ứng phó biến đổi khí hậu

1. Giải pháp về thủy lợi

Thấy được hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ làm dâng cao mực nước hàng năm giải pháp đầu tiên về thủy lợi phải được gia cố, tu sửa hoặc đào đắp. Chính phủ đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển và hệ thống cống ngăn mặn ven theo bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Hà Tiên, hệ thống cống đập ngăn mặn nội đồng thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi nước mặn. Thành lập và củng cố Ban điều tiết nước của Khu vực và của các tỉnh để điều tiết việc đóng mở các cống liên huyện, liên tỉnh để vừa đảm bảo có đủ nước mặn cho nuôi trồng thủy sản, lại không ảnh hưởng đến vùng ngọt đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được an toàn. Xây dựng các đê bao khép kín để bảo vệ các khu dân cư, các vùng trồng cây ăn trái, trồng rau màu không những chống xâm nhập mặn mà còn phòng tránh lũ, lụt…


2. Giải pháp qui hoạch giữ đất trồng lúa

Hiện nay dự thảo Nghị định quản lý đất trồng lúa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ Tướng Chính phủ sắp được ban hành.Tuy nhiên những năm gần đây Chính phủ cũng như các địa phương đã có một số chính sách giữ đất trồng lúa bởi vì: an ninh lương thực do chủ yếu 2 yếu tố quyết định là Dân số + Đất trồng lúa. Nếu diện tích đất trồng lúa và năng suất, sản lượng lương thực như hiện nay mà tốc độ tăng dân số không giảm thì tương lai không xa nước ta không còn gạo dư thừa để xuất khẩu. Giữ đất trồng lúa trước hết là kiên quyết không sử dụng đất trồng lúa để làm khu công nghiệp hay sân Golf mà nên sử dụng vùng đất cát bạc màu, hay dùng đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả cho mục đích này. Đồng thời có chính sách để người trồng lúa có lợi nhuận trên 30% như chỉ đạo của Chính phủ và làm giàu bằng nghề sản xuất lúa thì người trồng lúa sẽ giữ được đất lúa.

3. Giải pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi

Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, có sức đề kháng sâu bệnh cao; kể cả cây trồng biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi hay cây công nghiệp ngắn ngày như: Đậu tương, ngô, bông vải. Lai tạo, gây giống vật nuôi có khả năng chịu nóng, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, những giống thủy sản chịu mặn, những giống vật nuôi sử dụng thức ăn là phế phụ phẩm thủy hải sản hay phế phụ phẩm từ lương thực để không cạnh tranh lương thực với con người như: động vật ăn cỏ, ăn rơm như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, đà điểu; những loài thủy cầm và những loài động vật hoang dã như: rùa, ba ba, cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, nhím. Xây dựng và chuyển giao những cây lương thực có củ như khoai môn, khoai mỡ, khoai chuối , khoai mì…

4. Giải pháp về mùa vụ

Đối với lúa giảm diện tích vụ Xuân Hè (hay còn gọi là Hè Thu sớm) vì đây là vụ lúa dễ lưu truyền mầm mống sâu bệnh cho vụ Hè Thu. Chuyển đổi những cây sử dụng nhiều nước qua trồng các cây trồng cạn, sử dụng ít nước và có khả năng chịu hạn hay chịu ngập úng.

5. Giải pháp về kỹ thuật

- Ngoài việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu như trên, các quy trình kỹ thuật cũng cần phải được thay đổi hay cải tiến, hoàn thiện nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình sản xuất. Chẳng hạn qui trình tưới nước tiết kiệm đối với cây trồng, qui trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, qui trình tiết kiệm điện năng trong sưởi ấm gia súc, gia cầm non; tiết kiệm nước trong vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; tận dụng phần gia súc, gia cầm để tạo khí sinh học làm chất đốt hay chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ lại chăn nuôi. Chuyển nuôi thủy sản trong ao, vuông sang dạng nuôi lồng bè hay đăng quần để thích ứng với nước biển dâng cao… Nghiên cứu trồng các cây rau, màu trên bờ líp vuông tôm (trong mùa mưa) để làm thức ăn chăn nuôi. Mở rộng, hoàn thiện mô hình Lúa – Tôm sú, Lúa – Tôm càng xanh; đa dạng hóa các loài thủy sản. Nghiên cứu trồng các cây chịu mặn, cây thủy sinh trong vuông tôm như cây Lăn Tượng (Hến biển) để vừa cải tạo môi trường vuông nuôi tôm, vừa có thêm nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ. Nghiên cứu chế biến rơm, rạ, Lăn Tượng, thân cây bắp, thân lá các cây họ đậu bằng cách nghiền nhỏ, đóng bánh dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong mùa khô thiếu cỏ…


- Như vậy có thể nói biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra vô vàn hiểm họa, tuy nhiên nếu chúng ta với khoa học kỹ thuật hiện đại và sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân thì các hậu quả xấu do biến đổi khí hậu gây ra sẽ được khống chế và giảm thiểu rủi ro một cách có ý nghĩa và cuộc sống của chúng ta vẫn được bình yên.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Ngành Nông nghiệp by TS Nguyễn Xuân Khoa – TTKNKN Bạc Liêu.



Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Ông chủ mát tay với cam, quất - nongthonviet.com




Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.


Trước đây, anh Dũng lái xe cho một công ty nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội. Lĩnh Nam quê anh diện tích đất nông nghiệp vẫn còn nhiều, trong khi bà con ND chỉ trồng rau là chính. Với lợi thế đất pha cát, anh thấy Lĩnh Nam rất thích hợp cho trồng các loại cây như cam, quất cảnh. “Đi nhiều nơi, nhưng tôi thấy không đâu bằng mảnh đất quê hương mình, làm giàu chính đáng trên quê hương vừa tạo được việc làm cho lao động nông thôn, hơn nữa lại được gần gia đình”- anh Dũng chia sẻ. 

Để chuẩn bị tốt cho kế hoạch trồng cam, quất của mình, anh đến các trang trại ở Nam Định, Văn Giang (Hưng Yên) để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật. Có được vốn kiến thức kha khá, cùng với số vốn tích lũy của mình, anh yên tâm mua cây cam, quất giống ở Hưng Yên về trồng trên diện tích hơn 0,5ha của gia đình.


Vườn quất cảnh của anh Dũng.

Vườn quất cảnh của anh Dũng. nongdan24g @ nguontinviet.com



Anh Dũng cho hay: “Trồng quất mất rất nhiều công chăm sóc, nhất là khâu phòng, trị bệnh cũng như phải làm sao để ép cho quất ra quả đúng vào dịp tết mới thu lãi cao được. Phải phun thuốc sâu và bón phân theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo định kỳ, chủ yếu là bón phân NPK cùng với tro và bột đậu tương. Riêng quất, mỗi năm anh bán ra thị trường hơn 200 cây với giá trung bình 600.000 đồng/cây. Đặc biệt, quất chơi sau mỗi dịp tết có thể giữ lại gốc để dùng cho các năm tiếp theo. Với cam, anh chọn giống cam Canh đặc sản để trồng. Mỗi năm trang trại của anh bán ra thị trường 4-5 tấn cam, bỏ túi hơn 160 triệu đồng.

Bên cạnh đó, anh làm cây giống để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong phường và các xã, phường lân cận.

Đến nay, trang trại cam, quất của anh có hơn 1ha. Tổng thu nhập mà anh Dũng thu về hàng năm gần 200 triệu đồng và tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương.

Thấy phật thủ được giá, năm 2012, anh mạnh dạn thuê hơn 2ha đất của ND trong xã, mua giống về trồng. “Phật thủ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là thuốc chữa bệnh nên ngại gì mà không đầu tư”- anh Dũng nói. Vụ thu hoạch sắp tới, phật thủ sẽ cho anh Dũng nguồn thu nhập đáng kể.

Lan Dương/Báo Dân Việt   |  Đăng ký: Bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Không nên mang theo chuối trên tàu đánh bắt cá


Bạn nên tuyệt đối không mang theo chuối trên một chuyến đi câu cá. Nếu bạn làm thế, thuyền có thể chìm hoặc bị mắc cạn, hoặc ít nhất, bạn sẽ không bắt được bất kỳ con cá nào.






- Mỗi người câu cá đều biết rằng đem theo chuối trên một chiếc thuyền là một điềm xấu. Theo thuyền trưởng Howard Cuevas, câu châm ngôn của những ngư dân thời xưa này là một thứ tàn dư truyền lại từ thời những chiếc thuyền chở đầy chuối đi qua vùng biển nguy hiểm từ Nam Mỹ trên đường đến các cảng thịnh vượng của Bắc Mỹ.


- Nhiều thủy thủ trút hơi thở cuối cùng của họ trên các tàu thuyền chở đầy chuối, và loại “thực phẩm hoàn hảo của thiên nhiên” này bị qui cho là nguyên nhân gây nên điều tồi tệ đó.


- Nhà sinh vật học thủy sản và nhà văn tự do Jerald Horst nói: “Tôi đã thực sự được biết đến những chiếc tàu thương mại đã quay trở lại cảng và đuổi những thủy thủ khỏi thuyền vì buôn lậu chuối trên tàu”.


- Là một nhà khoa học, ông Horst không có bất kỳ mê tín dị đoan nào. Ông nói “Chuối trên một chiếc thuyền không phải là một điềm xấu”. “Nhưng nó như có chung một niềm tin với việc rời cảng vào ngày thứ sáu và xoay nắp hầm trên một chiếc thuyền lật ngược.”

Todd Masson – The Times-Picayune (Triệu Thanh Tuấn dịch).


Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Cá Chạch Bùn đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng



Cá chạch đồng (chạch bùn) có tên khoa học là Misgurnus anguillicaudatus Cantor, thuộc họ cá chạch Cobitida, là loài thủy sản nước ngọt, ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu.

kythuatnuoitrong.com @ nguontinviet.com


Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Đặc điểm sinh học tảo Spirulina

Đặc điểm sinh học tảo Spirulina by Tạp chí TS.


1. Hệ thống phân loại

Tảo Spirulina được phân loại như sau:

- Ngành: Cyanobacteria

- Lớp: Chlorobacteria

- Bộ: Oscillatoriales

- Họ: Phormidiaceae

- Chi: Arthrospira

- Loài: Arthrospira maxima, Arthrospira platensis.  

2. Môi trường sống của tảo Spirulina

Trong môi trường sống có độ kiềm cao, Spirulina nổi lên hoặc lặn xuống ít nhất một lần trong suốt thời gian 24 giờ và sẽ thường xuyên hơn nếu như có gió nhẹ trên bề mặt hồ và nó sẽ sản sinh ra 2 – 4 gam sinh khối mỗi ngày trong điều kiện khí hậu và dinh dưỡng thích hợp. Spirulina sống trong môi trường kiềm tính, pH thích hợp khoảng 9,5 – 11,5 tối ưu nhất là pH = 9,5. Tảo Spirulina có thể sống trong nhiệt độ nước là 20 – 40 độ C, thích hợp nhất là 35 độ C. Tảo lơ lửng ở độ sâu có thể tới 50 cm, và trong môi trường nhân tạo thường nuôi ở mức nước 10 – 30 cm (nuôi hồ hở), hoặc có thể trong hồ đáy sâu 1 – 1,5 m (sục khí) nhưng phải đảm bảo tảo nhận nhận được ánh sáng. Ánh sáng là điều không thể thiếu giúp cho tảo quang hợp và phát triển. Cường độ ánh sáng thích hợp cho tảo phát triển là khoảng 1.500 – 2.500 lux (Vonshak, 1997).

3. Đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của tảo Spirulina

a) Đặc điểm hình thái

- Spirulina được xem là chi vi khuẩn lam cổ đã từng xuất hiện cách đây hơn 3 tỉ năm. Trước đây, người ta cũng gọi nó là tảo lam nhưng chính xác nó là vi khuẩn lam cổ có lịch sử lâu đời hơn tảo nhân thật hay thực vật bậc cao hơn 1 tỉ năm (Henrikson, 1999). Spirulina (Arthrospira) là loài có khả năng vận động tiến về phía trước hoặc phía sau. Sự vận động này được thực hiện bởi các lông ở sườn bên cơ thể. Các sợi lông này có đường kính 5 – 7 nm và dài 1 – 2 µm nằm quanh cơ thể. Các lông này hoạt động như tay chèo giúp vi khuẩn lam hoạt động (Fox, 1996).

- Theo Vonshak (1997), thì Spirulina có khả năng tạo ra các không bào khí nhỏ (gas vesicle) có đường kính cỡ 70 nm và được cấu tạo bằng các sợi protein bện lại. Không bào khí sẽ nạp đầy khi sợi Spirulina muốn nổi lên trên bề mặt để nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp. Đến cuối ngày là lúc tế bào tạo ra một lượng lớn carbohydrate, lúc đó các tế bào sẽ tụ tập lại và tạo ra một áp suất thẩm thấu cao bên trong cơ thể, sau đó các không bào khí sẽ không thể duy trì áp suất thẩm thấu lâu bên trong tế bào và chúng sẽ vỡ, giải phóng ra các khí làm cho sợi tảo chìm xuống đáy và tại đây xảy ra quá trình chuyển hoá carbohydrrate thành protein.

b) Đặc điểm dinh dưỡng

- Spirulina là vi sinh vật quang dưỡng bắt buộc, chúng không thể sống hoàn toàn không có ánh sáng. Do đó phải đảm bảo các chỉ tiêu ánh sáng, nhiệt độ, pH, điều kiện khuấy trộn,… đảm bảo cho tảo phát triển tốt nhất. Môi trường dinh dưỡng của Spirulina gồm các dưỡng chất: cacbon, nitơ, các chất khoáng đa lượng và vi lượng:

+ Dinh dưỡng cacbon: Spirulina đồng hóa carbon chủ yếu ở dạng vô cơ, tốt nhất là bicarbonate (HCO3-) thông qua quá trình quang hợp. Nguồn cacbon cung cấp cho Spirulina khoảng 1,2 – 16,8 g NaHCO3/lít.

+ Dinh dưỡng nitơ: Spirulina có khả năng đồng hóa nitơ theo phản ứng khử nhờ enzyme nitrogenase xúc tác khi có ATP. Kết quả nitơ được tổng hợp thành protein của chúng. Chúng không có khả năng sử dụng nitơ trong không khí mà sử dụng dưới các dạng nitrat (NO3-), NH3, (NH4)2SO4, (NH4)2HPO4, (NH2)2CO. Tuy nhiên khi sử dụng nguồn nitơ không từ nitrate phải kiểm soát nồng độ vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sinh khối của tảo, thậm chí có thể gây chết tảo.

- Các chất khoáng cần cung cấp cho môi trường nuôi tảo:

+ P vô cơ khoảng 90 – 180 mg/lít.

+ K+ và Na+ dưới dạng kết hợp với N, P.

+ Mg+: đóng vai trò tương tự như P.

+ Ca2+: không ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng của tảo.

+ Fe cung cấp dưới dạng muối FeSO4. Nồng độ Fe2+ có thể dao động từ 0,56 – 56 mg/lít môi trường.

+ Cl-: tảo Spirulina rất ưa Clo vô cơ, nồng độ cung cấp từ muối NaCl khoảng 1 – 1,5 g/lít.

- Nếu môi trường có những vi lượng khoáng khác thì Spirulina cũng sẽ hấp thụ. Điều này có gây hại hay có lợi cho tảo cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. Sự hấp thu có hại: Pb, Cd, Hg, As,…Sự hấp thu có lợi: Senlen, Sắt, Germani và có thể cả Iod. Spirulina cũng chịu tác động của các hormone, giúp tảo tăng trưởng nhanh như indol acetic acid (AIA), gibberelic acid (GA3).

4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Cũng giống như sự phát triển chung theo qui luật tăng trưởng của các sinh vật. Spirulina cũng trải qua các giai đoạn: thích nghi, logarit, đường thẳng, giảm, ổn định, suy tàn. Tảo Spirulina có phương thức sinh sản vô tính (phân chia từ một sợi tảo mẹ trưởng thành). Từ một sợi tảo mẹ, hình thành nên những đoạn necridia chứa các tế bào chuyên biệt cho sự sinh sản. Trong các necridia hình thành các đĩa lõm ở hai mặt và tách rời tạo các hormogonia bởi sự chia cắt tại vị trí các đĩa này. Trong sự phát triển, dần dần phần đầu gắn tiêu giảm, hai đầu hormogonia trở nên tròn nhưng vách tế bào vẫn có chiều dày không đổi. Các hormogonia phát triển, trưởng thành và chu kì sinh sản được lập đi lập lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên vòng đời của tảo. Trong thời kì sinh sản tảo Spirulina nhạt màu ít sắc tố xanh hơn bình thường. Spirulina có vòng đời khá đơn giản và tương đối ngắn. Trong điều kiện tối ưu (nuôi trong phòng thí nghiệm) vòng đời khoảng 1 ngày. Trong điều kiện tự nhiên là khoảng 3 – 5 ngày.



Đăng ký: Bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Tìm hiểu về vịt Uyên Ương






1. Tổng quan

- Vịt Uyên ương có tên khoa học là Aix galericulata, là một loài vịt đậu cây kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ.

- Kích thước chiều dài của nó là 41 – 49 cm và sải cánh dài 65 – 75 cm.

- Uyên ương trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng “ria”. Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng. Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.

- Loài này đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống miền rừng của nó đã làm suy giảm rất nhiều.

- Mặc dù nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, nhưng loài vịt này không được bảo vệ tại đây do loài này không là loài bản địa.


- Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Ngay sau khi uyên ương con nở ra, mẹ chúng bay xuống đất và kêu để giục các con rời tổ. Quần thể châu Á là chim di trú, chúng trú đông tại các vùng đất tấp ở miền đông Trung Quốc và miền nam Nhật Bản.

- Uyên ương kiếm ăn bằng cách bơi lội hay đi lại trên mặt đất. Chúng chủ yếu ăn các loại rau cỏ và hạt, đặc biệt là quả sồi. Chúng đi kiếm ăn lúc chạng vạng hay rạng đông, còn ban ngày thì đậu trên cây hay ở dưới mặt đất để nghỉ ngơi.

- Chúng có thể tạo thành các bầy nhỏ trong mùa đông, nhưng ít khi thấy chúng tụ tập cùng các loài vịt khác.

- Uyên ương được biết đến và được tôn sùng tại châu Á từ trước công nguyên. Người phương Tây nhanh chóng nhận ra chúng khi họ xuất hiện tại khu vực Đông Á – những đôi uyên ương nuôi nhốt được đưa sang châu Âu có lẽ từ đầu thế kỷ 18. Uyên ương khá dễ nuôi cũng như dễ sinh đẻ và vì thế được nhiều người chăn nuôi trong các khu bảo tồn phục vụ cho săn bắn/du lịch cũng như trong các vườn bách thú.


2. Nét đẹp văn hóa

- Người Việt Nam cũng như người Trung Quốc đều gọi loài này là uyên ương ,thường xuyên được thể hiện trong nghệ thuật phương Đông và nó được coi là biểu tượng của hạnh phúc và chung thủy trong hôn nhân.






- Tục ngữ Trung Hoa sử dụng uyên ương làm phép ẩn dụ để chỉ các cặp đôi yêu nhau: “Uyên ương hí thủy”). Biểu tượng uyên ương cách điệu hóa cũng được sử dụng trong các đám cưới của người Trung Quốc. Thời xưa, những đôi uyên ương được dùng làm quà tặng tại đám cưới ở Trung Quốc như là biểu tượng của lòng chung thủy.

 Cùng với Chim Công , Vịt Uyên Ương được nhiều tạp chí sinh vật cảnh thế giới bình trọn là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh.

- Hiện nay Vịt Uyên Ương đã được nuôi sinh sản thành công tại một số trại Thành Viên của Trung Tâm Bảo tồn và Phát triển Vật nuôi có Gen Quý hiếm với số lượng con giống sản xuất ra thị trường bình quân môi năm đạt từ 50 – 100 cá thể chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn và nuôi làm cảnh tại các biệt thự nhà vườn. Qua nghiên cứu thử nghiệm cho thấy Vịt Uyên Ương thích nghi tốt ở nhiều vùng miền khí hậu, đặc biệt sức đề kháng rất cao chịu được giá lạnh và cho tỷ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 90%.



Tìm hiểu về vịt uyên ương by Hạt thóc vàng.

Đăng ký: Bài đăng

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Translate

Mạng Nội Trợ

Nguồn Tin















Nguồn Tin Cập Nhật

Danh Mục

'Striped Toga' @Actinidia @Alangium @Apiaceae @Arachis @Artemisia @Asteraceae @Bách lí hương @bacha @Bignoniaceae @Cà rốt @Camquy @Caprifoliaceae @Caragana @Carrot @câu kỷ tử @Celosia @Cornaceae @Cucurbita @Eggplant @Ericaceae @Fabaceae @Glycine @Haemodoraceae @hatgiongdau @Lamiaceae @Lathyrus @maca @Malva @Mentha @Papaver @Phaseolus @sam maca peru @Solanaceae @Strelitzia @Thachnam @Vicia &docdao #Actinidiaceae #Amaryllidaceae #Asteraceae #Bacha #CayAnTrai #caybatmoi #Caycanh #caygiavi #caylaunam #caytihon #dayleo #duocpham #Fabaceae #giavi #hatgiong #hatgiongbaubi #hatgiongcachua #hatgiongdau #hatgionghoa #hatgiongrau #hiemla #hoa #HoBacHa #hocuc #Hương liệu #Lamiaceae #Mentha #nhaptuMy #Solanum #thaoduoc #thitruong #thucpham #Thực phẩm #tintuc #trangtri #trathaoduoc #Trị bệnh #tribenh #trongcay +Bí +Daucus +Đậu +Pumpkin +Trifolium Acmella oleracea ACT00087 Actinidia chinensis Aeonium ALA00094 Alangium platanifolium Alexandria Squash ALL00069 Allium Allium Schoenoprasum Ammi Dara Amorphophallus Amorphophallus Bulbifer ANI00089 Anigozanthos flavidus Apple of Sodom Aquaponics ARA00097 Arachis hypogaea ART00095 Artemisia dracunculus Asclepias Asclepias curassavica Asteraceae ăn kiêng Bạc hà Bạc hà á Bạc hà Âu Bạc hà chanh Bảo thạch Ba tư Bầu Bầu bí Bầu Hồ Lô Bầu Khổng Lồ Bầu Rắn Bells of Ireland Bells-of-Ireland bệnh sốt rét bệnh thối trái bệnh tiểu đường Bí Bí Hooligan Bí khổng lồ bí mì Ý Bí ngòi Bí ngòi Alexandria Bí ngón tay bí ngồi Bí Porcelain Doll Bí rợ Bí rợ da ếch Bí Spaghetti Tivoli Bí tam giác biến đổi khí hậu Bình tử thảo Bird-of-paradise bird's nest bishop's lace Bladderworts Bliss Pumpkin Blog Bloomsdale Longstanding blue daisy Bonsai bột maca Cà Cá chạch đồng Cá chẽm cá chép Nhật cá chim vây vàng Cà Chua Cà Chua Xanh cá điêu hồng cá lóc cá Mú cà phê chồn Cà rốt Cà rốt dại cá sấu cà tím Cà tím Suraj Cải Cải bó xôi cải cầu vồng Cải xoong cam Canada CAR00077 CAR00098 Caragana arborescens Caraway Carrot Seed Atlas Carum Carum carvi cẩm quỳ Cần tây Câu kỷ tử Cây ăn Quả cây bắt mồi cây bông tai Cây Carum Cây gia vị cây giống hồng socola Cây gọng vó Cây hồng Cây kế sữa Cây Kiwi Cây lâu năm Cây nắp ấm cây ngô đồng cây ngô thi Cây nhãn cây sưa Cây Thuốc Cây trúc Cây Trường sinh Cây vú sữa Celosia Tornado chamomilla chanh không hạt Chân kanguru đỏ Cherry chi Bông tay Chi Việt quất Chicory Chives Grolau Chôm chôm chống muỗi Chùm ớt chuối chuối hột Chuối rẻ quạt Chữa bệnh chữa ho Cichorium intybus Cỏ Cỏ ba lá đỏ cỏ cà ri Cỏ xạ hương Common Thyme Corn Poppy Cow's Udder Crassulaceae Củ nén Cua Đinh Cúc Cúc áo hoa vàng Cúc Bạc Hà CUC00115 CUC00121 CUC00122 CUC00127 Cucamelon Cucumber Cucumis sativus Cucurbita Cucurbita maxima Cucurbita moschata CUC00130 Cucurbita pepo Cucurbita pepo CUC00124 DAU00074 Daucus Daucus carota dầu maca Dây Leo dinh dưỡng Dưa chuột Dưa chuột Boothbys Dưa hấu nhỏ Mexico dưa lưới dừa sáp dược phẩm Dương cam Cúc Dương đào Đào ruột xanh Đặc Biệt đậu Đậu Âm Dương Calypso Đậu biếc Đậu biếc Lavender Đậu Hoà Lan Đậu Lam Siberian Đậu nành Đậu nành envy Đậu nành Tankuro Đậu ngự Đậu ngự Jackson Wonder Đậu phộng Đen Đậu que tím Đậu tằm Đồng Tháp Động vật Eggplant El Nino Featured Fenugreek Feverfew Garden thyme German Chamomile giá hồng socola Gia vị Giảm cân Gieo trồng Giống cây trồng giống dự trữ Giống Hiếm GLY00099 GLY00100 Glycine max Goji Goji Berry GOURD Gourd Baby Bottle Gourd Yugoslavian Fingers Hạ khô thảo Hành tăm Hành trắng Hạt Chia Hạt Giống Hạt giống Bầu Bí Hạt giống Hoa Hạt Giống Hoa Hạt Giống Rau Hạt Giống Rau Quả Hạt Giống Thảo Mộc Hạt giống Tí Hon hạt maca Hạt Methi HealthWorks HERB Highbush Blueberry Himalayan Honeysuckle họ Bạc hà Họ Bạc hà Họ Bầu bí Họ Cà Họ Cúc họ La bố ma Họ Ráy Họ Thạch nam Hoa hoa chim thiên đường Hoa Chuông Hoa Cúc Hoa cúc Đức Hoa mào gà Hoa môi Hoa Oải Hương Hoa Thiên điểu Hoa tình yêu Nigella Hooligan Pumpkin hồng đen hồng socola hồng socola Nhật Bản húng quế Húng quế́ Huyết bì thảo hương liệu Hương Thảo JAC00093 Jacaranda mimosifolia Japanese Kênh 1 Kênh 2 Khuyến nông Kim Ngân Kiwi lạc Lagenaria Lagenaria siceraria làm cảnh làm đẹp Làm vườn LAT00116 LAT00118 Lathyrus odoratus LAV00078 LAV00079 Lavandula Lavandula angustifolia Lavandula augustifolia LAVENDER Lavender Munstead Lavender English Lemon Basil LEY00090 Leycesteria formosa Loa kèn đỏ LYC00084 Lycium Lycium chinense mã đề Malva sylvestris Mammoth Red Clover MAT00056 Matricaria chamomilla Melothria scabra MEN00081 Mentha × piperita meridian fennel Mexican Mint Milk Thistle Mini Plant Mint MOL00055 Moluccella Molucella laevis Món Ngon Monarda Monarda citriodora mướp mỹ phẩm nấm nấm mộc nhĩ Nén New 2015 Ngải Ngải thơm Nghệ tây Nhãn Nhãn lồng Hưng Yên Nhãn tiêu da bò Nhãn xuồng nhập khẩu từ Mỹ Nhập khẩu từ USA Nhập từ Canada Nhật Bản Nhiệt đới nipple fruit nongthonviet nongthonviet.com northern pitcher Nông dân Nông dân làm giàu Nông nghiệp nông nghiệp Việt Nam Nông thôn Việt nuôi cá Nuôi chim nuôi Dòi nuôi tôm Càng Xanh Nuôi trồng Nuôi vịt Open-Pollinated PAP00117 Papaver rhoeas Pea Peppermint Peppermint swiss chard Persian cumin PHA00102 PHA00104 Phaseolus lunatus Phaseolus vulgaris Phượng tím PHY00052 Physalis Physalis ixocarpa Pineapple Tomatillo Pisum Pisum sativum Prizewinner PRU00060 Prunella Prunella vulgaris Pumpkin Pumpkin Prizewinner purple pitcher quất Queen Anne's lace Queen's Bird-of Paradise Queen's Bird-of-Paradise Quỷ xuy tiêu Rau ăn lá Rau Bina rau chân vịt rau củ quả rau Dền rau diếp xoăn rau gia vị Rau húng Rau Quả rắn Lục Red Red Kangaroo Paw Romano Purpiat Bean ROS00051 Rosemary Rosmarinus officinalis Saffron Salvia Salvia hispanica Sarracenia Sarracenia Purpurea sâm Hàn Quốc sầu riêng Silybum Silybum marianum SNAKE GOURD SOL00125 Solanaceae Solanum Solanum Mammosum Solanum melongena Sơn thù du Spaghetti Squash Spinacia Spinacia oleracea STA00065 Stachys Stachys coccinea STR00092 Strelitzia reginae Striped Toga Eggplan Suraj Eggplant sức khỏe Sweet Pea TAG00050 Tagetes Lucida tài chính Tảo Spirulina Tegu thanh hao hoa vàng Thảo dược Thảo Dược Thảo luận Thảo Mộc thầu dầu Thì là Ba tư Thiên điểu Thiên nhiên Thôi chanh lá tiêu huyền thuốc lợi tiểu thủy canh Thủy tô Thủy tô tía THY00082 Thymus vulgaris titty fruit Tivoli Tomatillo Toothache Plant Trà Vinh trang trại trang trí Trang trí Treated Seeds Trị Bệnh Triamble Trichosanthes Trichosanthes cucumerina Trifolium pratense Trigonella Trôm trồng lúa trồng rau trồng rau sạch tử đằng Tử đằng Nhật bản Utricularia Alpina VAC00086 Vaccinium corymbosum VIC00106 Vicia faba viêm khí quản Việt quất Việt quất xanh Vịt Uyên ương Voodoo Lily Vú sữa Hoàng Kim Vui wild carrot Windowsill Chives Windsor Fava Bean WIS00085 Wisteria Wisteria floribunda wormwood y học cổ truyền Ý kiến