Kỹ thuật ương cá Điêu Hồng
I. Thiết kế và xây dựng ao nuôi
1. Điều kiện ao nuôi
Ao nuôi có diện tích từ 3.000 – 5.000 m2.
2. Cải tạo ao nuôi
- Dọn sạch cỏ rác xung quanh bờ ao. Ao nuôi phải được vét lớp bùn đáy ao, chừa lại một lớp khoảng 20cm. Sau đó rút cạn nước, bắt hết cá tạp, phơi đáy khoảng 3 ngày. Bón vôi với liều 10kg/100m2, vừa để xác trùng ao nuôi vừa có thể diệt được cá tạp.
- Lấy nước: lấy nước vào ao qua lưới lọc mịn. Khi mực nước đạt 0,8m thì tiến hành tạt Super Benthos để tạo thức ăn tự nhiên cho cá bột. Liều lượng: 10kg/1.000 m2. Sau 24h tiến hành thả bột.
3. Thả bột
- Mật độ: 100con/1m2.
- Thả bột vào chiều mát hay sáng sớm. Khi thả phải ngâm bao khoảng 10 – 15 phút.
- Cách thả: Đưa miệng bao (vật chứa) ra phía giữa ao sau đó cho bột ra từ từ. Cá bột sẽ bơi thành đàn khắp ao.
II. Kỹ thuật ương cá giống
1. Quản lý chăm sóc
a) Quản lý công trình nuôi:
Do tập tính đi theo đàn nên cần thường xuyên kiểm tra hệ thống bờ, hệ thống cống cấp thoát nước để tránh thất thoát.
b) Quản lý nước:
- Nguồn nước là yếu tố quyết định không nhỏ đến sự sống của cá bột. Trước khi thả bột nên tạt Iodine vào buổi tối để diệt khuẩn và trước 2h khi thả bột tạt Yucca để hấp thu khí độc dưới nền đáy ao với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Từ ngày thứ 1 – 20: nhằm tránh sự biến động của môi trường lớn do đó chỉ thêm nước khi cần thiết.
- Từ ngày thứ 30 đến thu hoạch nên thường xuyên cấp nước theo thủy triều hay dùng máy bơm để tăng lượng oxy trong nước.
- Nước nuôi phải có màu xanh vì thế mới đảm bảo lượng thức ăn cung cấp đủ cho cá nuôi.
c) Thức ăn và cách cho ăn:
- Trước khi thả cá 01 ngày dùng Super Benthos để tạo trứng nước, đây là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho cá bột.
- Thức ăn công nghiệp của công ty UP, hàm lượng đạm >30.
- Khâu quản lý và cho ăn trong giai đoạn đầu quyết định hơn 80% sự thành công trong việc ương cá giống.
+ Sau khi thả được 1 ngày thì tiến hành cho cá ăn bột sữa, liều lượng: 1kg/1.000 m2/ngày.
Bột sữa hòa tan vào nước và tạt điều khắp ao. Số lần cho ăn: 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều).
+ Ngày thứ 2: Cho ăn 0,5kg bột sữa + 300g đậm đặc + 300g Hipro 70. Số lần cho ăn: 3 lần/ngày.
+ Ngày thứ 5: Cho ăn 2g Miavita Soluble + 1kg đậm đặc (loại T502S) + 2g Biozyme. Số lần cho ăn: 3 lần/ngày.
+ Ngày thứ 10 : 1kg đậm đặc (loại T501) + 0.5kg đậm đặc (loại T502S). Số lần cho ăn: 3 lần/ngày.
- Lượng thức ăn được tăng dần và có kích cở phù hợp với cỡ miệng của cá nhưng đảm bảo thức ăn có độ đạm > 30N. Số lần cho ăn: 3 lần/ngày.
- Hệ số FCR tùy thuộc vào việc quản lý của người trực tiếp đứng ao. Thông thường hệ số FCR giao động từ 1.0 – 1,2 (tùy vào kích thước và loại thức ăn và cách quản lý).
- Cá có tập tính kéo đàn khi ăn, nhưng vẫn phải cho ăn đều ao vì thực tế cho thấy khi rải thức ăn ở những nơi không có đàn di chuyển vẫn có cá ăn.
d) Quản lý cá nuôi:
- Từ lúc thả bột đến ngày thứ 17 nên sử dụng hóa chất diệt khuẩn. Từ ngày thứ 17 trở về sau định kỳ tạt hóa chất diệt khuẩn (Iodine) 2 tuần/lần.
- Do thả nuôi với mật độ cao nên cá thường nổi đầu vào sáng sớm do đó nên cho ăn khi cá đã lặng hết ( khoảng 9h sáng).
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cá nuôi đặt biệt là vào sáng sớm và buổi tối. Vào buổi tối nên dùng đèn pin kiểm tra vì nếu cá bệnh thường nổi lờ đờ trên mặt nước.
- Định kỳ kiểm tra kích cỡ cá nuôi để đánh giá được tỉ lệ đồng đều cũng như kích cỡ thu hoạch.
- Trong trường hợp kích cỡ cá không đồng đều, trong 1 cử cho ăn ta nên giảm loại thức ăn có kích cở lớn (khoảng 20%) và cho cá ăn thức ăn có kích cỡ viên lớn trước sau đó cho ăn bổ sung thêm loại thức ăn có kích cỡ viên nhở.
III. Một số bệnh thường gặp
Trong quá trình nuôi thường ít xảy ra bệnh chủ yếu là xuất huyết, ký sinh trùng (trùng bánh xe).
1. Bệnh xuất huyết
- Cá có dấu hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.
- Cách phòng trị: Sử dụng TILAPIA đặc trị xuất huyết, bầm mang, lồi mắt, hoại tử gan trên cá rô phi và điêu hồng do công ty UV sản xuất. Hay sử dụng kháng sinh đặc trị bệnh xuất huyết có thành phần: Cephalosporin, Amoxicillin với liều lượng và cách cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Bệnh ký sinh trùng
- Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
- Cách phòng trị: Sử dụng CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/m3hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao 2 ngày. BKC 1kg/2.000m3. Ao ương và nuôi cá phải có sục khí. Có thể sử dụng kết hợp 1kg CuSO4 và 2kg BKC/4.000 m3, Tạt CuSO4 trước sau 1 giờ tạt tiếp BKC. Sử dụng 2 ngày liên tiếp.
3. Quản lý địch hại
- Các loại địch hại thường gây thiệt hại lớn cho cá ương: ếch, cá tạp, cò….
- Biện pháp quản lý cá tạp: tát cạn ao, diệt tạp thật kỷ bằng phương pháp thủ công, phơi khô ao, rải vôi.
- Biện pháp quản lý cò: do cá có tập tính nỗi trên mặt nước vào sáng sớm và có màu hồng nên dễ gây sự chú ý cho các loại địch hại. Dùng dụng cụ phát ra âm thanh để đuổi cò hay có thể căn lưỡi câu khăp trên mặt ao.
- Biện pháp quản lý ếch, nhái: ở khâu cải tạo nên lắp hết hang mọi, dọn sạch bờ ao không cho chúng làm nơi cư trú.
IV. Thu hoạch
- Hình thức thu hoạch: kéo 1 lần hay có thể thu hoạch theo hình thức chặt lồng giữ cá không đủ kích cở để nuôi lại.
- Trước khi thu hoạch phải ngưng cho ăn ít nhất 1 ngày.
- Theo kinh nghiệm cho thấy, nên đánh động ao vì cho dù ngưng cho ăn từ 3-5 ngày thì khi thu hoạch trong ruột cá vẫn còn thức ăn ( do cá ăn thực vật phù du, mùn bả đáy ao).
- Cá sau khi được kéo vào lưới, do mật độ cao nên cần có sục khí.
- Vận chuyển: Có thể vận chuyển bằng cách đóng bao oxy nhưng với số lượng cá vận chuyển lên đến vài trăm ký và lớn hơn thì hình thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay là sử dụng ghe đục kết hợp sục khí. Mỗi ghe có thể vận chuyển từ 500 – 700kg.
Kỹ thuật ương cá điêu hồng by Sưu tầm và Tổng hợp.
Đăng ký: Bài đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét