Nhãn (danh pháp: Dimocarpus longan), hay còn gọi là "long nhãn", nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng, là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Loài này còn được gọi là quế viên trong tiếng Trung, lengkeng trong tiếng Indonesia, mata kucing trong tiếng Mã Lai.
Mô Tả
Cây cao từ 5–10 mét với lớp vỏ cây xù xì, thường có màu xám. Là loại cây thân gỗ, có nhiều cành, lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm, mọc um tùm quanh năm. Mà ra hoa từ tháng 2 đến tháng 4, mùa kết quả thường rơi vào tháng 7 và tháng 8.
Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc.
Phân Bố
Nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, miền Hoa Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Indonesia.
Các Giống Nhãn Phổ Biến
- nhãn trơ cùi cùi rất mỏng
- nhãn nước nhiều nước
- Nhãn xuồng cơm vàng cùi dày, màu hanh vàng, ráo nước, dòn, rất ngọt
- Nhãn lồng Hưng Yên có quả to, vỏ gai và dày, vàng sậm. Phần cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.
- Nhãn tiêu da bò hay còn gọi là nhãn quế, có quả nhỏ, vỏ mỏng, nhẵn và có màu nâu sáng vàng.
Công Dụng
Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục (Arillus longanae) dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông Y, dùng để chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Theo Đông Y, nhãn nhục có tính ấm, những người có cơ địa nóng trong không nên dùng nhãn nhục quá thường xuyên.
Ngoài ra, long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè, trà trái cây, sâm bổ lượng,...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét