Cây Nghệ Tây (Crocus Sativus)
Nghệ Tây Và Những Tác Dụng Tích Cực Cho Cơ Thể Người
I. Khái quát
Cây nghệ tây là một loại cây lâu năm cho hoa vào mùa thu và không rõ nguồn gốc trong tự nhiên. Là thực vật tam bội vô sinh nên nghệ tây sinh sản cần có sự hỗ trợ của con người: phần củ dạng giả thân hành (corm) dưới mặt đất với các bộ phận chứa tinh bột cần phải được đào lên, đập vỡ ra và trồng lại.
II. Cấu tạo
Thân cây có thể phát triển cao đến 20 – 30 cm (8–12 in) gắn liền với 2 thành phần chính khác là lá cây và hoa.
- Có khoảng 5 - 11 lá phát triển trên mỗi cây, mỗi lá thật sẽ có một phần bao bọc màu màu trắng bên ngoài không quan hợp được gọi là cataphyll (lá bao). Các lá thật của cây thì có dạng tán, mỏng, thẳng, trông như lưỡi dao, với đường kính từ 1 – 3 mm và có thể dài đến 40 cm.
- Vào mùa thu, các búp màu tím xuất hiện, đến khoảng tháng 10 sẽ cho ra những bông hoa với màu sắc rực rỡ nhất. Hoa nghệ tây có màu tử đinh hương nhạt đến sẫm hay màu tím hoa cà với các vân. Hoa có hương thơm ngọt ngào, tựa như mật ong. Khi ra hoa, chiều cao trung bình của cây thấp hơn 30 cm (12 in). Một vòi nhụy gồm ba đầu nhọn mọc ra từ mỗi hoa, cuối mỗi vòi nhụy là một đầu nhụy có màu đỏ thẫm rực rỡ, dài khoang 25 – 30 mm (0.98 – 1.18 in).
III. Saffron và những tác dụng tích cực cho cơ thể con người
1. Saffron là gì?
Là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng, Saffron thực chất là nhụy hoa nghệ tây sấy khô, có nguồn gốc và được trồng đầu tiên tại Hy Lạp. Hiện nay, Iran là quốc gia cung cấp nguồn Saffron chất lượng cao và chiếm đến 90% thị trường toàn cầu.
2. Công dụng và cách dùng
Saffron rất giàu và đa dạng chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, B3, B6, C, các chất khoáng như Canxi, Kẽm, Kali, Sắt,... Những chất này rất có lợi cho quá trình chống lão hóa, tăng miễn dịch, tăng trao đổi chất và còn ngăn ngừa ung thư, giảm stress, ổn định tinh thần.
Saffron là gợi nên mùi mật ong thoang thoảng với đặc trưng là mùi kim loại cùng với mùi cỏ hay cỏ khô, vị của nó cũng hơi đắng, đặc biệt nhờ màu đỏ tự nhiên nên chúng rất được ưu chuộng dùng làm thực phẩm tại các quốc gia như Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu, Ả Rập, và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Saffron cũng được sử dụng trong bánh kẹo, rượu, thuốc nhuộm vải, nước hoa và ứng dụng sâu trong y học cổ truyền. Hiện nay, Saffron còn phổ biến tại Việt Nam bằng cách pha với mật ong hoặc nước uống, nhưng cần phải tìm hiểu để biết cách pha đúng và hiện quả nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét